| Hotline: 0983.970.780

Trồng kim tiền thảo

Thứ Năm 14/05/2015 , 09:44 (GMT+7)

Sau 3 năm trồng thử nghiệm tại thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình (Quảng Nam), cây kim tiền thảo cho năng suất 4 tạ/sào, với giá 15.000 đ/kg, nông dân thu 6 triệu đồng.

Chị Tô Thị Kim Hà ở tổ 13, thị trấn Hà Lam ra ruộng từ sáng sớm để cắt kim tiền thảo về phơi khô đem bán. Chị Hà cho biết, gia đình có 4 sào đất màu thường canh tác lạc, vừng…

Từ năm 2012, được sự giới thiệu của chính quyền địa phương, chị ký kết với Cty CP Beegreen (TP.HCM) trồng kim tiền thảo. Phía Cty cam kết cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm.

Theo chị Hà, trồng lạc, vừng cho thu nhập bấp bênh, nhưng từ khi chuyển sang trồng kim tiền thảo, giá trị kinh tế cao hơn. Cây kim tiền thảo sau thu hoạch được xắt nhỏ, phơi khô, Cty sẽ đến thu mua. Trừ chi phí mỗi sào thu lãi 5 triệu đồng.

Ông Võ Đông Hải, tổ trưởng tổ 13, thị trấn Hà Lam trồng 3 sào kim tiền thảo cho biết, từ năm 2012 Cty CP Beegreen ký hợp đồng với 10 hộ của địa phương tham gia trồng thử nghiệm cây dược liệu này trên tổng diện tích 1 ha. Hiệu quả kinh tế đem lại khá cao, đến nay diện tích kim tiền thảo được mở rộng lên 5 ha với hơn 40 hộ trồng.

Kim tiền thảo là loài cây họ đậu, được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Ở Quảng Nam mới trồng thử nghiệm tại thị trấn Hà Lam. Loại dược liệu này có nhiều công dụng trong y học, nổi bật là dùng để chữa trị các bệnh sỏi đường tiết niệu, sỏi mật, viêm gan, viêm thận…

“Kim tiền thảo có thời gian sinh trưởng kéo dài, từ tháng 11 âm lịch xuống giống, cây phát triển đến tháng 8,9 năm sau. Đặc điểm giống cây khoai lang, cứ cắt hết dây thì cây lại đẻ dây khác. Mỗi vụ thu hoạch 2 lần, mỗi lần khoảng 2 tạ/sào, đặc biệt cây kim tiền thảo không bị sâu bệnh gây hại”, ông Hải cho hay.

Theo hạch toán của người dân, trồng kim tiền thảo ổn định về đầu ra, lãi ròng gấp 2 - 3 lần so trồng lạc, vừng…

Tuy nhiên để thu hoạch loại cây này tốn rất nhiều công lao động, vì không thể áp dụng cơ giới hóa. Người nông dân phải tự tay cắt từng dây, sau đó còn trải qua nhiều công đoạn khác trước khi giao sản phẩm cho đối tác.

Ông Nguyễn Thọ, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Hà Lam cho biết, hiện diện tích trồng kim tiền thảo đang được bà con mở rộng nhưng phải phụ thuộc vào nhu cầu của DN. Xã đang tiếp tục tìm đầu ra để phát triển 30 - 40 ha cây trồng này.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm