| Hotline: 0983.970.780

Trồng lúa làm thức ăn chăn nuôi: Tại sao không?

Thứ Sáu 05/10/2012 , 09:47 (GMT+7)

VN là cường quốc XK gạo với kim ngạch 3,7 tỷ USD/năm nhưng ít ai ngờ lại phải nhập một lượng ngô, đậu tương... khổng lồ về chế biến TĂCN với kim ngạch NK cũng gần tương đương kim ngạch XK gạo. Buồn là nghịch lý này tồn tại đã quá lâu!

VN là cường quốc XK gạo với kim ngạch 3,7 tỷ USD/năm nhưng ít ai ngờ lại phải nhập một lượng ngô, đậu tương... khổng lồ về chế biến TĂCN với kim ngạch NK cũng gần tương đương kim ngạch XK gạo. Buồn là nghịch lý này tồn tại đã quá lâu!

Xuất gạo chỉ đủ... nhập cám

Theo Cục Chăn nuôi, tổng nhu cầu thức ăn sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm năm 2011 của VN khoảng 20 triệu tấn trong đó sản lượng thức ăn chăn nuôi (TĂCN) công nghiệp quy đổi đạt xấp xỉ 11,5 triệu tấn. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu tại chỗ để sản xuất vì phải phụ thuộc nhiều vào NK. Cũng trong năm 2011, chúng ta NK xấp xỉ 8,9 triệu tấn TĂCN gồm: 3,86 triệu tấn thức ăn giàu năng lượng (ngô, lúa mì, cám mì); 4,76 triệu tấn thức ăn giàu đạm (đỗ tương, khô dầu các loại, bột cá, bột thịt xương, bột máu…) và 0,29 triệu tấn thức ăn bổ sung (premix, khoáng, axit amin, sữa gầy...).

Để đáp ứng được chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 nhu cầu sử dụng TĂCN của cả nước ước tính là 27,4 triệu tấn, như vậy với năng lực của ngành nông nghiệp hiện nay chúng ta sẽ phải nhập nhiều hơn nữa trong khi sản lượng ngô, lúa mì trên thế giới đang trên đà sụt giảm mạnh, giá liên tục tăng. Vì vậy, Việt Nam phải tìm cách thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu của các nước như hiện nay. Để giải quyết bài toán này nhiều chuyên gia cho rằng nên tính đến sự cân bằng giữa NK ngô, lúa mì và XK gạo. Bởi nếu ngừng XK một số lượng gạo chất lượng thấp nhưng có năng suất cao như hiện nay thì chúng ta vừa có thể giúp ngành chăn nuôi giải quyết khó khăn trong việc chủ động nguồn nguyên liệu vừa tìm được chỗ đứng cho số lượng gạo chất lượng trung bình XK với giá thấp.


Có thể đưa gạo vào khẩu phần ăn cho thủy sản

Theo đánh giá của GS Vũ Duy Giảng – ĐH Nông nghiệp HN: “Thật là một nghịch lý khi Việt Nam là một nước nông nghiệp có kim ngạch xuất khẩu gạo hàng năm đạt 3,7 tỉ USD nhưng lại nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đến 3 tỉ USD. Chúng ta cần phải từng bước giành thế chủ động cho nguồn nguyên liệu TĂCN trước hết là thay thế hạt mì, ngô bằng lúa gạo sản xuất trong nước”. Cũng theo GS Giảng, các nước trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về việc thay thế tỉ lệ tấm gạo vào khẩu phần ngô trong chăn nuôi gà, lợn, các kết quả đều cho thấy hiệu quả sử dụng thức ăn, tỉ lệ thịt xẻ tốt hơn so với khẩu phần đối chứng là ngô. Như vậy việc sử dụng gạo sản xuất trong nước để thay thế các loại ngũ cốc phải nhập khẩu là hoàn toàn khả thi.

Trồng lúa cho chăn nuôi

Đối với các công ty TĂCN vấn đề quyết định để lựa chọn nguồn nguyên liệu là giá. Chỉ cần giá gạo giảm tương đương với giá ngô và lúa mì thì đương nhiên các đơn vị sản xuất TĂCN sẽ lựa chọn gạo làm nguyên liệu. So với các loại nguyên liệu khác, gạo luôn có lợi thế vì đây là sản phẩm “sạch”, lại để được lâu không hỏng nên có thể mua tích trữ khi giá thuận lợi. Khi sử dụng làm thức ăn dạng viên cho gia cầm, gạo có thể hồ hóa cao nên đặc biệt thích hợp. Tuy nhiên, để có được sản phẩm gạo giá rẻ phục vụ chăn nuôi đòi hỏi chúng ta phải đưa ra được những giống lúa năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, chi phí sản xuất thấp.

Ngoài ra, nhà nước phải có chiến lược phát triển đồng bộ từ: quy hoạch vùng nguyên liệu TĂCN, chính sách nghiên cứu giống cây trồng năng suất cao, chính sách hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp… Hiện chúng ta đã có giống lúa IR50404 là giống lúa thích nghi với mọi điều kiện thời tiết, có thể trồng được 3 vụ/năm, chi phí phân bón thấp và năng suất trung bình đạt 18 tấn/ha/năm. Ông Phạm Đồng Quảng – Cục phó Cục Trồng trọt cho biết, giá gạo IR50404 tại thời điểm mặt bằng giá cao cũng chỉ từ 5.800 – 6.000 đồng/kg, thấp hơn giá ngô nhiều và nếu có chiến lược phát triển nguyên liệu TĂCN chúng ta hoàn toàn có thể nghiên cứu ra những giống lúa có năng suất cao, giá rẻ hơn nữa. Do đó, việc quy hoạch một vùng lúa nguyên liệu TĂCN để thay thế các loại ngũ cốc NK là cần thiết, nó không những giúp ngành chăn nuôi chủ động được nguyên liệu mà thậm chí hỗ trợ cho ngành trồng trọt bớt phụ thuộc vào thị trường XK.

Theo đại diện các công ty TĂCN, chủ trương chuyển đổi một phần sản xuất lúa gạo cho TĂCN là một hướng mở, tích cực, tạo điều kiện tốt thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Từ lúa gạo có thể nhìn ra các lợi thế khác, ví dụ như chúng ta có hàng nghìn km bờ biển nhưng vẫn phải nhập bột thịt cá hay chưa có nghiên cứu sử dụng các loại rong biển, tảo biển vào TĂCN… Trong tương lai, Chính phủ cần có nhiều chính sách hỗ trợ hơn nữa để từng bước giảm thiểu sự lệ thuộc nguồn nguyên liệu TĂCN phải NK.

Xem thêm
Giải pháp canh tác thông minh với đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh

Quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL có thể là cách làm và giải pháp để đồng hành 'Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh'.

Thuốc trừ sâu, trừ nhện King Spider 93SC

King Spider 93 SC là hỗn  hợp của hoạt chất: Spirodiclofen 75 g/kg + Emamectin benzoate 18g/kg, là thuốc trừ sâu ăn lá và chích hút đặc biệt rất công hiệu trừ nhện các loại.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm