| Hotline: 0983.970.780

Trồng nấm rơm trong nhà

Thứ Năm 27/09/2018 , 09:32 (GMT+7)

Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang triển khai mô hình trồng nấm rơm trong nhà cho 4 hộ tại các huyện Long Mỹ và Vị Thủy.

Ông Trần Văn Trí ở xã Vị Đông, huyện Vị Thủy cho biết, tham gia mô hình ông được tập huấn và chuyển giao kỹ thuật SX. Được giới thiệu đơn vị thu mua bao tiêu sản phẩm giá cố định là 50.000 đồng/kg nấm, được hỗ trợ 50% chi phí xây dựng nhà trồng nấm.

"Phôi nấm được tưới nước khoảng 10 ngày là bắt đầu ra tai nấm, thu hoạch được khoảng 3 đợt, mỗi đợt kéo dài trong khoảng 2 - 3 ngày. Sau đó cứ tiếp tục 2 ngày là nấm lại mọc đợt tiếp theo. Đây là lứa nấm đầu tiên tôi trồng thử nghiệm. Thu hoạch được hơn 130kg từ 144 bịch phôi, bán ra trừ chi phí còn lãi gần 2 triệu đồng. Tôi sẽ cố gắng chú ý lại kỹ thuật ở các lứa sau để nâng cao năng suất”, ông Trí nói.

Anh Lê Châu Tứ, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang cho biết: “Để nấm phát triển tốt bà con cần chú ý đến độ ẩm trong nhà, phải điều chỉnh cho phù hợp. Giai đoạn phôi ươm tơ thì độ ẩm khoảng 60 - 70%. Để kiểm chứng bà con vắt bịch phôi nếu thấy nước vừa rỉ ra là vừa, nước chảy thành dòng là thừa. Giai đoạn thành quả thể thì độ ẩm nên điều chỉnh ở mức 80 -90%. Bà con có thể bổ sung ẩm độ bằng cách phun sương. Nhiệt độ nên chỉ dao động từ 28 - 35 độ C, giai đoạn ươm tơ thì nhiệt độ cần cao hơn giai đoạn nấm đã hình thành quả thể”.

Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang cho biết: “Mô hình trồng nấm rơm trong nhà cho hiệu quả cao, năng suất có thể đạt gấp 2 - 3 lần SX truyền thống và thời gian trồng có thể rút ngắn đến 50%. Hi vọng mô hình sẽ được bà con áp dụng hiệu quả và nhân rộng để đủ điều kiện hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ...

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Cục Thú y ban hành hướng dẫn phòng, chống bệnh cúm gia cầm

Cục Thú y khuyến cáo, khi phát hiện gia cầm chết hàng loạt không được giấu dịch, cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất