| Hotline: 0983.970.780

Trong nước cấm biển, ra nước ngoài đánh bắt

Thứ Sáu 07/10/2016 , 09:30 (GMT+7)

Nhưng việc đánh cá xuyên biên giới bất hợp pháp này đã thu hút sự chú ý của chính phủ hai nước Trung Quốc và Hàn Quốc. Theo Li, để tránh con mắt của chính quyền, họ thường ra khơi trong đêm tối, che giấu số hiệu của tàu. Thường họ đi theo đội, mỗi đội thường gồm cả chục con tàu.

Ở biển Hoàng Hải giữa Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên, hàng chục tàu lớn neo đậu ở cảng Thạch Đảo, tỉnh Sơn Đông. Hai tháng trước, những con tàu đánh cá này đã hoạt động hết công suất để vét cá tôm, nhưng khoảng thời gian giữa tháng 6 và tháng 9, họ bị cấm đánh bắt, theo tường thuật của Hoàn cầu Thời báo.

Mặc dù biển yên bình, không khí ở Thạch Đảo nhuốm màu u ám, căng thẳng. Một số cảng của thành phố thậm chí cấm người dân tới thăm.

 

Ăn cắp cá

"Lệnh cấm đánh cá năm nay nghiêm ngặt nhất trong nhiều năm qua. Bảo vệ cảng trực 24/24. Họ lo ngại khách tới thăm có thể chụp ảnh, quay phim, mang đến những rắc rối cho ngư dân”, một chủ hãng tàu lớn nhất cảng Thạch Đảo tên Li Xing nói với Hoàn cầu Thời báo. Nếu ai đó bị phát hiện đánh cá bất hợp pháp trong giai đoạn này, họ sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lớn, thậm chí bị truy tố.

Trong khi trữ lượng cá ở biển Trung Quốc sụt giảm, cấm đánh bắt trong thời gian nào đó trong năm được xem là biện pháp khôi phục nguồn lợi thủy sản.

Nhưng khi cảm thấy khó sống ở biển quê nhà, ngư dân Trung Quốc quay ra đi đánh cá trộm ở biển nước ngoài.

“Cá ở biển Trung Quốc ngày càng khan hiếm, vì thế đôi khi chúng tôi phải đánh cá bất hợp pháp ở biển nước khác”, Li nói.

Thạch Đảo là phần đất Trung Quốc đại lục gần với Hàn Quốc nhất. Nhiều người dân địa phương như Li trông chờ cả vào nghề cá.

Li nói dù chính quyền nỗ lực chống đánh cá trộm, anh ta vẫn “ăn cắp” cá từ vùng biển của nhiều nước khác, trong đó có Hàn Quốc.

“Chúng tôi gần với Hàn Quốc. Chỉ cần chưa tới một ngày là sang tới đó để đánh cá. Ở vùng biển của họ, chúng tôi có thể đánh đầy khoang thuyền chỉ trong vòng vài giờ. Một tàu đầy cá bán được khoảng 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 150.000 USD)”, Li nói.

Một nghiên cứu của Viện Hải sản Thiên Tân Bột Hải công bố năm 2012 cho thấy biển Bột Hải- vịnh Hoàng Hải, nơi có Thạch Đảo đã chứng kiến số chủng loại cá thương mại sụt giảm từ hơn 70 loài còn 10 loài.

“Chúng tôi đã nâng cấp các loại lưới đánh cá. Có nhiều loại lưới, đánh bắt từ những con tôm cá nhỏ xíu. Cho dù loại lưới mắt nhỏ như thế là bất hợp pháp, chúng tôi vẫn sử dụng, bắt từ con nhỏ đến con to”, Li cho biết.

Nhưng việc đánh cá xuyên biên giới bất hợp pháp này đã thu hút sự chú ý của chính phủ hai nước Trung Quốc và Hàn Quốc. Theo Li, để tránh con mắt của chính quyền, họ thường ra khơi trong đêm tối, che giấu số hiệu của tàu. Thường họ đi theo đội, mỗi đội thường gồm cả chục con tàu.

“Nếu chúng tôi bị cảnh sát biển Hàn Quốc bắt, chúng tôi phải nộp 1,4 triệu Nhân dân tệ tiền phạt cho mỗi tàu”, Li nói.

Năm 2014, một ngư dân Trung Quốc bị cảnh sát biển Hàn Quốc bắn chết vì cho là anh này đánh cá bất hợp pháp.

Khi được hỏi có lo lắng không, Li nói đánh cá vẫn chưa nguy hiểm bằng nhiều công việc khác. “Buôn ma túy dễ chết thế mà vẫn có người làm. Tôi chỉ ăn cắp cá thôi mà”.

Ngoài vùng biển Hàn Quốc, Li tiết lộ rằng một vùng nước thuộc CHDCND Triều Tiên được gọi là “đất vô chủ”, do cướp biển đến từ thành phố Đan Đông, Liêu Ninh và từ Bắc Triều Tiên, kiểm soát. “Chúng tôi trả cho bọn cướp biển khoảng 600.000 nhân dân tệ mỗi tàu, đổi lại chúng tôi được đánh cá ở vùng này trong một khoảng thời gian nhất định” và nói thêm rằng, tuy tiền “mua đất” có cao nhưng món lợi thu về cũng rất xứng đáng.

15-20-20_us-tody
Tàu cá Trung Quốc phải nằm bờ ở Thạch Đảo vì lệnh cấm đánh bắt (Ảnh: USA Today/China Daily)
 

Sau khi đánh cá xong, theo Li, họ sẽ trả tiền cho các tàu hàng đưa cá về Trung Quốc từ các cảng của Nga. Cá tôm lúc đó được tính là hàng nhập khẩu, và như thế là hợp pháp.

“Chính phủ Trung Quốc khuyến khích chúng tôi đánh cá ở biển Đông. Nhưng tôi không dám tới đó. Biển ở đó còn nguy hiểm hơn vì người ta sẵn sàng bắn”, Li nói.

 

Mua giấy phép

Không giống như Li Xing, Yan Keqing, 44 tuổi, ngư dân ở tỉnh Chiết Giang đã đánh bắt ở vùng biển Hàn Quốc với giấy phép hợp pháp. Năm 2001, Trung Quốc ký với Hàn Quốc một hiệp định về nghề cá, cho phép tàu Trung Quốc mua giấy phép đánh cá ở một số vùng nước của Hàn Quốc. Nhưng số lượng giấy phép có hạn và các tàu phải tuân thủ nhiều luật lệ nghiêm ngặt do phía Hàn Quốc đưa ra. Chỉ 2.000 tàu được cấp phép mỗi năm. Yan có được một giấy phép đánh cá ở Hàn Quốc, nhưng năm 2012, một sự cố xảy ra đã thay đổi tình hình.

Một trong những con tàu của Yan bị cảnh sát biển Hàn Quốc truy đổi vì cho rằng nó đánh cá bất hợp pháp. 13 thuyền viên bị bắt, bị đánh đập tới bất tỉnh, theo lời Yan nói với Hoàn cầu Thời báo. Yan qua Hàn Quốc để giải quyết vụ việc và thăm các thuyền viên, lúc đó vẫn đang điều trị trong bệnh viện. Ông ta nói đã khóc khi chứng kiến các thuyền viên bầm dập đến mức nào.

Không những vậy, chính quyền Hàn Quốc còn bắt Yan phải chịu chi phí y tế. Ông này kiện cảnh sát biển Hàn Quốc, theo như lời ông nói là “vì danh dự”, nhưng thua kiện. Sau đó, Yan phải bán 2 trong số các con tàu để bù đắp phí tổn.

Xem thêm
Thí sinh Rap Việt Long Nón Lá bị ung thư

Thí sinh Rap Việt Long Nón Lá phát hiện bị ung thư từ cuối năm 2023. Thời gian qua, anh hạn chế đi diễn bởi sức khỏe không cho phép.

Nhận định Borussia Dortmund vs Atletico Madrid: Khách lấn chủ

Trận tứ kết Champions League 2023/2024 giữa Borussia Dortmund vs Atletico Madrid sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 17/4/2024 trên sân vận động Signal Iduna Park.

U23 Việt Nam đi bộ làm quen SVĐ thi đấu chuẩn World Cup

Các thành viên U23 Việt Nam hào hứng trải nghiệm chuyến thăm quan sân vận động Al Janoub trước trận gặp U23 Kuwait tại VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.