| Hotline: 0983.970.780

Trồng ổi cho trái ruột hồng, ít hạt, thơm ngọt, không lo đầu ra

Thứ Sáu 02/08/2019 , 08:19 (GMT+7)

Nhiều nông dân trồng ổi sạch ở xã Thới Tân, huyện Thới Lai, Cần Thơ phấn khởi vì được doanh nghiệp cung cấp giống, phân bón sinh học và bao tiêu sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Bé ở ấp Đông Hòa B, xã Thới Tân cho biết: Năm 2017 một nhân viên của Cty CP Vườn trái cây Cửu long (Khu Công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ) đến nhà ông tìm hiểu và đặt vấn đề ký hợp đồng liên kết trồng ổi ruột hồng. Cuối vụ Cty thu mua toàn bộ sản phấm với giá 4.000 – 4.500 đồng/kg (tùy loại lớn nhỏ).

Ổi ruột hồng hợp đất xã Thới Tân.

Ông Dũng có 5 công ruộng, trong đó 2 công lên liếp trồng gần 350 cây ổi ruột hồng. Đến nay, vườn ổi cho trái sum xuê. Bình quân một tuần thu hoạch 2 đợt trái được Cty đến tận nơi thu mua. Thời điểm vào vụ, từ tháng 7 âm lịch đến Tết Nguyên đán, mỗi ngày vườn ổi của ông cho thu 200 - 300kg, giá bán 4.000 đồng/kg tại vườn. Sau khi trừ hết chi phí mỗi năm thu lời gần 200 triệu đồng.

Theo ông Dũng, ổi ruột hồng là loại cây dễ trồng, mau cho trái và không kén đất. Nếu được chăm sóc tốt, ổi cho trái quanh năm và cho năng suất cao. Đặc biệt trái có nhiều nước, ruột màu hồng, ít hạt ăn rất thơm ngon có vị ngọt.

Để ổi đạt năng suất cao, không bị sâu hại tấn công, ông Dũng dùng kỹ thuật bao trái lúc ổi bằng ngón tay cái, khi lớn trái không bị sâu bệnh và tròn đẹp…

Ngoài bán trái, ông Dũng còn bó nhánh để cung cấp cho các hộ có nhu cầu cây giống. Mỗi năm ông bán từ 1.000 - 1.500 nhánh ổi giống, giá 3.500 đồng/nhánh. Tiền bán cây giống mỗi năm cũng lời hàng chục triệu. Ông còn tận dụng mương trong vườn để nuôi cá, thức ăn của cá chính là những trái ổi chín hư.

Ổi ruột hồng được thu mua để làm nước trái cây xuất khẩu.

Hiện trong xã Thới Tân đã có 11 hộ gần nhà ông Dũng xin đăng ký trồng ổi theo mô hình liên kết với Cty.

Bà Phạm Thị Ngọc Bích, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thới Lai cho biết, toàn huyện có 1.345 ha vườn cây đang cho trái. Huyện cũng tăng cường phối hợp các đơn vị liên quan để thúc đẩy và hỗ trợ nông dân liên kết với doanh nghiệp. Điển hình là mô hình trồng ổi ruột hồng tại xã Thới Tân. Nếu năm 2017 tại xã Thới Tân chỉ có 4 hộ dân tham gia trồng ổi ruột hồng với diện tích 1,1ha thì đến nay có 12 hộ trồng với diện tích 6,5ha. Sản phẩm được thu mua tại vườn để phục vụ SX nước ép trái cây.

"Hiện nông dân trồng ổi ruột hồng xã Thới Tân đã liên kết thành lập Tổ hợp tác trồng ổi ruột hồng và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Ổi ruột hồng cho trái quanh năm, năng suất có thể đạt trên 15 tấn/ha/năm, lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa", bà Bích nói.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.