| Hotline: 0983.970.780

Trồng rau cần lãi 20 triệu đ/sào

Thứ Tư 05/11/2014 , 10:15 (GMT+7)

Khi thời tiết chớm lạnh đầu đông, nông dân xã Khai Thái (Phú Xuyên, Hà Nội) vào mùa thu hoạch rau cần. 

Sau 3 năm thực hiện dồn điền đổi thửa, xã Khai Thái có trên 100 mẫu đất trồng rau cần, trong đó thôn Khang Thái chiếm tới 80 mẫu.

Trung bình mỗi hộ có 4 thửa ruộng trồng cần, tương ứng 2 - 4 sào Bắc bộ (1 sào 360 m2). Nếu một năm bà con thu hoạch 1 vụ lúa xuân thì vụ rau cần cho thu 5 - 6 lứa (mỗi lứa 25 - 30 ngày). Trung bình 1 sào cần cho khoảng 1,6 tấn rau/lứa.

Ông Nguyễn Văn Chấn, một chủ hộ trồng rau cần cho biết, so với trồng lúa thì trồng cần hiệu quả hơn nhiều. Dù rau chỉ bán được với giá trung bình 3.000 đ/kg nhưng hôm nào cũng có tiền.

Còn ông Hà Văn Đảng có 3,8 sào trồng cần cho hay, có năm giá rau cần cao ông thu nhập khoảng 150 triệu đồng. Nhân giống rau cần rất đơn giản, chỉ dùng phân vịt để mục bón trong thời kỳ sinh trưởng và phun thuốc chống đốm lá. Rau thường không có sâu nên không phải sử dụng thuốc BVTV.

Ông Nguyễn Huy Tiền, Chủ nhiệm HTXNN Khai Thái cho hay, xác định rau cần là cây trồng chủ lực, xã đã quy hoạch 100 mẫu ruộng trồng cần. SX rau cần có thu nhập rất ổn định, trừ chi phí, 1 sào rau cần cho bà con thu lãi 20 - 25 triệu đồng/vụ. Sắp tới xã sẽ mở rộng diện tích trồng cần từ 30 - 50 ha và xây dựng thương hiệu "Rau cần Khai Thái" để mở rộng thị trường tiêu thụ.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.