| Hotline: 0983.970.780

Trồng rừng bảo vệ đê biển

Thứ Bảy 07/10/2017 , 08:45 (GMT+7)

Rừng phòng hộ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đê biển khỏi những tác động của sóng to, gió lớn gây xói lở. 

Tuy nhiên, do tác động của nhiều nguyên nhân, đai rừng trước biển ngày càng mỏng dần, thập chí bị xóa trắng, sóng đánh trực tiếp vào thân đê gây sạt lở. Trồng, khôi phục lại rừng phòng hộ là giải pháp cấp bách và hữu hiệu để chống sạt lở đê biển hiện nay.

17-00-32_1_cc_chuyen_gi_cu_giz_den_nghien_cuu_du_tu_khoi_phuc_li_he_thong_rung_phong_ho_khu_vuc_vm_ry_khi_du_n_moi_trien_khi_1
Các chuyên gia của GIZ đến nghiên cứu đầu tư khôi phục lại hệ thống rừng phòng hộ khu vực Vàm Rầy khi dự án mới triển khai

Tỉnh Kiên Giang nằm trải mình bên vịnh Thái Lan thuộc vùng biển Tây, với trên 200 km bờ biển. Do hệ thống đê biển của tỉnh chủ yếu được đắp bằng đất nên tình trạng xói lở đang xảy ra ngày càng nhiều, nhất là những chỗ bị mất rừng phòng hộ. Tình trạng sạt lở đê biển xảy ra từ nhiều năm nay và chưa có giải pháp căn cơ để ngăn chặn do thiếu kinh phí.

Theo khảo sát của Sở NN-PTNT Kiên Giang, toàn tỉnh hiện có đến 70/200 km đê biển bị sạt lở, trải dài từ huyện An Minh, An Biên đến Hòn Đất, Kiên Lương. Trong đó, có khoảng 40 km đang bị sạt lở nặng, nhiều đoạn tình trạng xói lở diễn ra rất nghiêm trọng.

Năm 2008, do ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu, một đoạn đê ngăn mặn dài khoảng 500 m tính từ kênh Tám Nguyên hướng về kênh 287 thuộc ấp Vàm Rầy, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, đã bị sóng biển và triều cường gây sạt lở rất nghiêm trọng. Rừng ngập mặn (RNM) bảo vệ phía ngoài đê bị phá vỡ từng mảng, nhiều đoạn đê bị biến mất, nước biển tràn vào phá hại mùa màng và làm cản trở các hoạt động sinh hoạt của người dân trong khu vực. Hơn 25 ha hoa màu, vườn cây ăn trái, ao nuôi trồng thủy sản của người dân bị mất trắng do vỡ đê, nước biển tràn vào. Nhiều người đã phải rời quê đi nơi khác tìm kế sinh nhai.

Trước tình trạng trên, việc gia cố lại đê biển và khôi phục lại hệ thống RNM là việc làm cấp bách. Bên cạnh việc xây dựng lại đoạn đê biển bị biến mất của các ngành chức năng địa phương, Dự án Bảo tồn và Phát triển các trọng điểm Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang, nay là Chương trình Bảo vệ tổng hợp vùng ven biển (ICMP) được thực hiện bởi Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) đã nghiên cứu đầu tư khôi phục lại hệ thống RNM nhằm ngăn chặn những tác động xấu của thiên tai đang đe dọa người dân.

Trong vòng 3 năm (2009 – 2011), gần 3 ha RNM tại khu vực xói lở đã được khôi phục nhờ giải pháp hệ thống hàng rào cừ tràm có tác dụng giúp giảm sóng, giữ bùn và bảo vệ cây trồng. Đến nay, cây trồng đã phát triển thành rừng, tạo thành vành đai bảo vệ chắc chắn phía bên ngoài.

Khi những đe dọa từ thiên nhiên đã được giảm thiểu, việc bắt tay xây dựng lại đời sống, khôi phục lại sinh kế là công việc được chính quyền địa phương cũng như tổ chức GIZ quan tâm hàng đầu. Những chương trình hỗ trợ sinh kế cho người dân thông qua hoạt động cung cấp giống dừa dứa, giống cá chẽm đã từng bước giúp người dân cải thiện được thu nhập. Thu nhập dần dần được tăng lên, đồng lúa, vườn cây, ao cá nối tiếp nhau đã dần dần thay thế cho cảnh xác xơ hoang tàn của một vùng xói lở ngày nào.

Bà Lâm Thị Nga, Phó trưởng Ban lãnh đạo ấp Vàm Rầy vui mừng cho biết: “Nhờ đai rừng ngập mặn đã được khôi phục nên việc sạt lở đê biển tại địa phương không còn xảy ra như trước. Đời sống của người dân từ đó cũng thay đổi nhiều nhờ sinh kế được đảm bảo. Các mô hình phát triển kinh tế như trồng rau màu, trồng chuối, dừa, nhất là nuôi trồng thủy sản, trong đó có nuôi tôm công nghiệp đã giúp người dân phát triển kinh tế rất tốt. Nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay tại vùng đất khó khăn do sạt lở ngày nào”.

17-00-32_2_niem_vui_cu_nguoi_dn_trong_vung_du_n_khi_thu_hoch_c_nuoi_su_khi_rung_phong_ho_d_duoc_khoi_phuc_thnh_cong
Niềm vui của người dân trong vùng dự án khi thu hoạch cá nuôi sau khi rừng phòng hộ đã được khôi phục thành công

Song song với hoạt động sản xuất, việc nâng cao nhận thức về môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân cũng được chú trọng. Nhiều hoạt động về bảo vệ môi trường trong khu vực đã diễn ra như trồng RNM, xây dựng nhà vệ sinh tự hoại, thu gom rác thải hay lồng ghép hoạt động về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học trong nhà trường… Nhờ vậy, vai trò của RNM đã nâng lên trong ý thức cộng đồng, rừng phục hồi đến đâu được bảo vệ đến đó, phát triển ngày càng xanh tốt.

Sau hơn 9 năm từ khi dự án được triển khai, rừng phòng hộ được khôi phục và phát triển, một vùng xói lở ngày nào nay đã khoác lên màu áo mới. Hầu hết những ngôi nhà xiêu vẹo đã được thay thế bằng những ngôi nhà tường kiên cố; ruộng lúa, vườn cây đã xanh trờ lại, cho những vụ mùa bội thu. Một vùng quê thanh bình nép mình bên những cánh rừng phòng hộ rì rào sóng biển đang hiện hữu.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm