| Hotline: 0983.970.780

Trồng rừng gỗ lớn là xu thế tất yếu

Thứ Sáu 09/11/2018 , 14:30 (GMT+7)

Với định hướng phát triển bền vững, một trong những nội dung quan trọng trong đề tái cơ cấu ngành lâm nghiệp là đẩy mạnh quy hoạch trồng rừng gỗ lớn đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu có nguồn gốc trong tương lai.

Phát triển trồng rừng gỗ lớn đóng vai trò then chốt với tương lai ngành lâm nghiệp

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, XK lâm sản trong 10 tháng đầu năm 2018 của Việt Nam đạt 7,6 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ 2017 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành nông nghiệp nói riêng và của tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước nói chung.

Đặc biệt, ngày 19/10/2018 vừa qua, Việt Nam và Liên Minh châu Âu (EU) đã ký Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT). Nội dung quan trọng của hiệp định là tăng cường quản trị rừng, giải quyết tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp và thúc đẩy thương mại gỗ và các sản phẩm gỗ hợp pháp của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU và các thị trường khác.

Chính bởi đòi hỏi tất yếu từ thực tiễn, trong đề án tái cơ cấu, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu đến năm 2020 phải xây dựng vùng nguyên liệu gỗ lớn tập trung với diện tích 1,2 triệu ha để từ đó từng bước hạn chế khai thác rừng non, chuyển hóa rừng trồng cung cấp gỗ nhỏ thành cung cấp rừng gỗ lớn.

Sau khi ban hành các quyết định phê duyệt đề án tái cơ cấu, ngành lâm nghiệp xây dựng một loạt chương trình, đề án xây dựng mô hình chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ sang gỗ lớn và chăm sóc rừng trồng thâm canh gỗ lớn tại 8 tỉnh, thành, kết quả đến nay chứng minh chủ trương của ngành nông nghiệp là hoàn toàn đúng đắn.

Chỉ với kỹ thuật đơn giản là tỉa thưa, nuôi dưỡng rừng trồng để cung cấp gỗ lớn tại một số tỉnh, như: Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Yên Bái, Cà Mau… đã giúp tăng năng suất, chất lượng rừng trồng lên 20% so với rừng trồng gỗ nhỏ, đạt 15m3/ha/năm, qua đó nâng cao giá trị rừng trồng thêm 50% so với gỗ nhỏ.

Cụ thể, kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam còn chỉ ra rằng, rừng trồng keo đến tuổi 5 bắt đầu khai thác, nếu kéo dài thêm 1 năm, giá trị gia tăng tương ứng là 1,57 lần, kéo dài thêm 5 năm là 4,24 lần, chưa kể giá trị gỗ/m3 của rừng gỗ lớn cũng cao hơn rất nhiều so với gỗ nhỏ.

Theo báo cáo nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, việc chuyển dịch mô hình từ trồng rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn ngoài hiệu quả nhìn thấy về mặt kinh tế còn giúp hạn chế sói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu và đáp ứng đúng mục tiêu phát triển bền vững của ngành.

Xem thêm
Siết chặt quản lý gây nuôi động vật rừng, hoang dã

Sóc Trăng Việc kiểm tra định kỳ và đột xuất tại các cơ sở gây nuôi động vật rừng, hoang dã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ quy định pháp luật cho các hộ nuôi.

Dấu ấn kiểm lâm trong công cuộc bảo vệ rừng Việt Bắc

Điểm nổi bật trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Thái Nguyên thời gian qua là xây dựng địa bàn không có điểm nóng về khai thác, kinh doanh lâm sản trái phép.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất