| Hotline: 0983.970.780

Trồng rừng gỗ lớn thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp

Thứ Năm 18/08/2016 , 14:35 (GMT+7)

Đến thăm một số xã nghèo thuộc các tỉnh miền núi khó khăn của tỉnh Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi màu xanh bạt ngàn của những vạt rừng trồng keo lai, keo tai tượng.

15-28-05-nh-2100559504
Trồng keo lai bước đầu đem lại hiệu quả

 

Mới trước đó hơn 1 năm, những diện tích đất rừng này còn là đất trống đồi trọc, hoặc trồng những cây gỗ nhỏ thưa thớt, giá trị kinh tế thấp. Từ khi triển khai mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn với các giống keo lai, keo tai tượng, diện mạo lâm nghiệp ở các địa phương này đã dần khởi sắc.

 

Màu xanh hy vọng phủ đất cằn

Trong chuyến tham quan thực địa, đánh giá những kết quả sau 2 năm triển khai dự án trồng rừng thâm canh gỗ lớn, Th.S Nhữ Văn Kỳ, Chủ nhiệm dự án dẫn chúng tôi đến một số xã có mô hình trình diễn thuộc các tỉnh Yên Bái, Bắc Giang và Thanh Hóa.

Điều mà chúng tôi dễ dàng nhận thấy là những vạt rừng phủ một màu xanh mướt của các loài keo lai, keo tai tượng, khác xa so với thời điểm cách đây hơn 1 năm khi chúng tôi có dịp cùng đoàn về các địa phương này để triển khai xây dựng mô hình trình diễn dự án.

Theo báo cáo sơ kết của Tổng cục Lâm nghiệp, trong giai đoạn từ năm 2014 - 2015, dự án đã xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn với 450ha/420ha, đạt 107% so với kế hoạch đề ra tại 33 xã và 19 huyện của 6 tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Yên Bái và Cà Mau.

Trăn trở với cuộc sống còn nhiều khó khăn của bà con vùng cao ngay từ những ngày đầu khảo sát thực địa, ban chủ nhiệm dự án đã quyết định lựa chọn các giống keo lai, keo tai tượng là các giống tiến bộ kỹ thuật, có chứng chỉ nguồn gốc giống rõ ràng phù hợp để tiến hành trồng rừng thâm canh gỗ lớn tại các địa phương này với mong muốn đây sẽ cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần thay đổi cuộc sống cho người dân, đồng thời tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu cây trồng, góp phần phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.

Theo Th.S Nhữ Văn Kỳ, giống keo lai và keo tai tượng có chu kỳ kinh doanh ngắn, năng suất, giá trị kinh tế cao, sinh trưởng và phát triển nhanh, mọc được trên nhiều dạng lập địa khác nhau, có biên độ sinh thái rộng, phù hợp cho trồng rừng trên quy mô lớn.

Với các dòng keo lai BV 16, BV 32 năng suất trung bình đạt 20 - 25m3/ha/năm, Các dòng TB03, TB05, TB 06, TB12, AH1, AH7 năng suất có thể đạt từ 30 - 35 m3/ha/năm, các dòng keo tai tượng úc các xuất xứ Pongakii, Carwell... năng suất có thể đạt 25 - 30 m3/ha/năm, keo tai tượng từ các nguồn giống: Rừng chuyển hóa, Rừng giống, Vườn giống năng suất từ 15 - 25 m3/ha/năm

"Việc sử dụng các dòng keo lai và keo tai tượng vào trồng rừng sản xuất ở các địa phương đang còn hạn chế. Người dân chưa tiếp cận được các nguồn giống mới công nhận đạt chất lượng cao. Mặt khác, chưa có mô hình trình diễn về các giống mới để học tập và nhân rộng. Do vậy, việc sử dụng các giống keo lai, keo tai tượng mới được công nhận trong những năm gần đây vào dự án tại các địa phương gắn liền với các mô hình quản lý, chế biến và tiêu thụ sản phẩm mang là rất cần thiết", ông Kỳ nhấn mạnh.

Tham quan các mô hình trình diễn, đến đâu chúng tôi cũng thấy người dân hồ hởi nói về 2 loài cây keo lai và keo tai tượng này. Ông Hồ Văn Sê (xã Xuân Du, huyện Như Thanh, Thanh Hóa) phấn khởi cho biết, ban đầu hộ gia đình ông cũng như các hộ trong xã không khỏi hoài nghi về hiệu quả của cây trồng mới khi được lựa chọn ký hợp đồng tham gia mô hình trình diễn.

“Sau thời gian trồng, thấy cây sinh trưởng phát triển tốt, cán bộ dự án nhiệt tình hướng dẫn và thông tin, chúng tôi thấy được đây là cây trồng gỗ lớn cho năng suất và giá trị cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng cũ nên rất yên tâm và mong đợi ngày thu hoạch”, ông Sê chia sẻ.

Chỉ tay về phía dẻo đồi xanh mướt, anh Mai Văn Thiện (xã Phượng Nghi, huyện Như Thanh, Thanh Hóa) phấn khởi khoe hơn 2ha rừng trồng keo tai tượng đang độ sinh trưởng và phát triển tốt.

keo-li100227491

 

“Trước đây gia đình mình vẫn trồng các loại cây gỗ nhỏ, ngắn ngày trên một phần diện tích đất rừng được giao khoán, thu nhập từ những cây trồng này rất thấp. Nhờ có dự án trồng keo về hỗ trợ giống, phân bón và kỹ thuật canh tác, mình và bà con trong vùng rất phấn khởi. Hy vọng cuộc sống sẽ thay đổi nhờ cây trồng này”, anh Thiện nói.

 

Đòn bẩy kinh tế lâm nghiệp

Th.S Nhữ Văn Kỳ, Chủ nhiệm dự án cho biết, qua 2 năm trồng mới, các giống keo tại các mô hình thâm canh và chuyển hóa có tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 95%.

Mô hình keo tai tượng ở Quảng Ninh có đường kính gốc từ 7,5 - 8cm, chiều cao vút ngọn từ 4,5 - 5m, cao hơn rừng trồng sản xuất gỗ nhỏ đường kính gốc từ 4,5 - 5cm, chiều cao vút ngọn từ 3,5 - 4m. Mô hình keo lai ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời và xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, sau 1 năm trồng đường kính gốc từ 4,3 - 4,6cm, chiều cao vút ngọn từ 3,9 - 4,3m.

Tác dụng lớn nhất của phát triển rừng gỗ lớn là chủ động tạo nguồn nguyên liệu trong nước cho ngành công nghiệp chế biến lâm sản.

Thực tế, do diện tích rừng trồng ở nước ta hiện chủ yếu là rừng ngắn ngày, chất lượng gỗ không cao, 80% được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp giấy. Chỉ một lượng gỗ nhỏ khai thác trong nước được sử dụng trong chế biến đồ gỗ nội thất và mỹ nghệ, cho thu nhập cao.

Để đáp ứng nhu cầu chế biến gỗ, hàng năm các doanh nghiệp phải nhập khẩu từ 70 - 80% gỗ nguyên liệu từ nước ngoài. Trong khi đó, các thị trường nhập khẩu đồ nội thất và mỹ nghệ của nước ta đều yêu cầu sản phẩm sản xuất từ gỗ được cấp chứng chỉ. Để có chứng chỉ này, bắt buộc phải là gỗ khai thác từ những nơi có chứng chỉ rừng; mà để được cấp chứng rừng thì phải là rừng gỗ lớn.

Để chủ động nguồn cung trong nước tiến tới xuất khẩu gỗ, không có cách nào khác, phải phát triển rừng gỗ lớn. Sản xuất, kinh doanh rừng gỗ lớn đang là xu hướng trên thế giới và cũng là giải pháp quan trọng để thay đổi thực trạng kinh doanh lâm nghiệp hiện nay.

Dự án “Trồng rừng thâm canh gỗ lớn (keo lai, keo tai tượng) và chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ sang gỗ lớn” do Vụ Phát triển rừng, Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì, được triển khai từ năm 2014 - 2016 với quy mô xây dựng 720ha mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn, 350ha mô hình chuyển hóa mô hình từ gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn, 1.000 hộ dân tham gia dự án tại 45 mô hình, 90 điểm trình diễn tại 6 tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Đắk Nông, Cà Mau.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm