| Hotline: 0983.970.780

Trồng sâm giữ rừng, hy vọng thành sản phẩm quốc gia

Thứ Năm 15/09/2016 , 08:01 (GMT+7)

Sâm Ngọc Linh thích hợp ở độ cao từ 1.400 - 2.500m, nhiệt độ dao động từ 14 - 18oC. Để cây sâm sinh trưởng phát triển đòi hỏi tán rừng có độ che phủ 70 - 90%, độ mùn chừng 20cm, đặc biệt không cần đến phân bón hóa học.

Trồng sâm giữ rừng

Ông Trần Ngọc Bằng, PGĐ Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu (Sở NN-PTNT Quảng Nam) cho biết: Để đảm bảo phát triển sâm trồng bền vững, Sở vừa có hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trồng và chăm sóc sâm Ngọc Linh dưới tán rừng theo phương pháp mô phỏng các điều kiện sống của sâm hoang dã. Qua đó bảo đảm phát triển sâm Ngọc Linh trồng bền vững, hạn chế tối đa các tác động suy giảm môi trường rừng.

10-30-48_nh-1
Sâm Ngọc Linh có giá trị từ 25 - 200 triệu đồng/kg

 

Theo ông Bằng, nhiệt độ thích hợp trung bình trong năm dao động từ 14 - 18 độ C (thấp nhất 8 - 11oC, cao nhất 20 - 25oC); độ ẩm trung bình từ 85 - 90%. Bên cạnh đó, lượng mưa trung bình từ 2.800 - 3.400mm/năm và có lượng mưa khá trong các tháng mùa khô. Đất đai, địa hình đối với cây sâm Ngọc Linh phải đạt độ cao trên 1.500m so với mực nước biển. Đất có đủ ẩm, giàu dinh dưỡng, lượng mùn hữu cơ trong đất cao và rừng có độ tán che phủ từ 70 - 90%.

Quá trình trồng sâm Ngọc Linh phải lưu ý về hạt giống, do đó phải chọn những cây giống có độ tuổi từ 4 năm trở lên. Thời gian gieo sạ khoảng tháng 7 - 9 hàng năm. Mật độ hàng cách hàng từ 40 - 45cm, cây cách cây từ 30 - 35cm, số lượng trồng 20.000 - 25.000 cây/ha rừng.

“Sâm Ngọc Linh trồng dưới tán rừng nguyên sinh, do đó việc phát triển cây sâm đồng thời giữ được rừng tự nhiên rất tốt. Hiện ngoài Nam Trà My, cây sâm Ngọc Linh được di thực đến một vùng huyện Tây Giang, Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Trên những vùng đất mới, sâm phát triển tốt”, ông Bằng nói.

 

Giấc mơ thành sản phẩm quốc gia

Ông Trịnh Minh Quý, Phó GĐ Trung tâm Sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My chia sẻ, giá trị kinh tế cây sâm Ngọc Linh rất lớn. Hiện nguồn cung không đủ cầu, tình trạng “cháy hàng” đang xảy ra. Từ đầu năm đến nay, lượng người mua sâm rất lớn nhưng sâm không có bán. Giá rẻ nhất 25 triệu đồng/kg, có loại đến vài trăm triệu đồng/kg. Thậm chí đến lá sâm giá 2,5 triệu đồng/kg, muốn mua cũng không có.

10-30-48_nh-2
Những vườn sâm trên đỉnh núi Ngọc Linh

 

Theo ông Quý, trung tâm mới vừa thành lập, có 1 vườn giống 2ha, trong đó cây giống từ 1 - 5 năm tuổi, số lượng khoảng 2.000 cây, hiện đang cho thu hoạch hạt năm đầu tiên. Tỷ lệ nhân giống phụ thuộc vào độ tuổi, cây càng già thì cho hạt nhiều, mỗi cây trung bình từ 15 - 20 hạt, đối với trên 5 năm tuổi.

“Để trung tâm phát triển, cung cấp giống cho người dân, đồng thời bảo tồn thì nhà nước cần hỗ trợ thêm kinh phí để lấy hạt nhân giống. Hiện tại, nguồn giống chủ yếu bà con tự làm nhưng số lượng không được nhiều. 1ha trồng sâm Ngọc Linh, sau 7 năm thu hoạch lợi nhuận đem lại ít nhất 30 tỷ đồng. Trồng sâm không cần đến phân bón hóa học, chỉ dùng mùn bón cho cây. Nó sống nhờ vào tự nhiên, con người không tác động đến”, ông Quý cho hay.

Tôi hỏi, việc một số vùng như Tây Bắc có khí hậu tương đồng tại đỉnh Ngọc Linh, liệu có trồng được sâm không? Ông Quý cho hay, nếu những vùng đó có ý định trồng sâm thì phải di thực mới biết được. “Theo tôi ở miền Bắc có cây bảy lá Thất diệp nhất chi hoa sống được, thì cây sâm Ngọc Linh có thể trồng được nơi đó. Để có kết quả, cần phải trồng thử nghiệm”, ông Quý nhận định.

10-30-48_nh-4
Một củ sâm Ngọc Linh nhiều năm tuổi có giá trị 50 triệu đồng

 

Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch huyện Nam Trà My chia sẻ, tại Hàn Quốc nhà nước cấp cho một hộ dân khoảng 100kg. Ở đó họ đưa cho người dân hạt sâm mà như hạt rau muống, do đó rất thuận lợi về nguồn giống. Hạt cấp được kiểm định, kiểm dịch rất chặt chẽ. Trong khi ở Nam Trà My, chính sách đó chưa có.

“Nhà nước nghiên cứu hạt để cung cấp giống cho dân. Muốn cây sâm Ngọc Linh mang tầm quốc gia thì Chính phủ, Bộ NN-PTNT phải vào cuộc việc này. Đồng thời nhà nước hỗ trợ DN, nhà khoa học để nghiên cứu từ sâm chế ra nhiều sản phẩm. Bên cạnh đó Chính phủ hợp tác với nước ngoài để cùng nâng giá trị mình lên, hiện cái này đang bỏ ngỏ, chưa ai vào cuộc. Cây sâm vẫn tự người dân phát triển chưa thành công”, ông Bửu đề nghị.

UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành đề án Quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030 với tổng kinh phí thực hiện gần 35.000 tỷ đồng, có quy mô 15.568ha; được thực hiện tại 7 xã thuộc huyện Nam Trà My. Đã có hơn 30 DN đăng ký đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh, trong đó, 6 DN được UBND tỉnh Quảng Nam cấp phép thăm dò đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh.

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất