| Hotline: 0983.970.780

Trong thế giới "kí hiệu"

Thứ Hai 08/03/2010 , 13:30 (GMT+7)

Bread of Life – Bánh của sự sống. Đó là tên một nhà hàng bán thức ăn Tây ngụ trên đường Lê Hồng Phong, TP Đà Nẵng. Điều đặc biệt, những người đầu bếp và phục vụ nhà hàng là những người khiếm thính...

Câu chuyện về một gia đình ở Nam Định bị câm điếc mà chúng tôi đăng tải trong phóng sự Ngôi nhà "kí hiệu" đã nhận được nhiều phản hồi, chia sẻ, cảm thông của độc giả. Và, trên nước Việt Nam này, còn rất nhiều những mảnh đời không may mắn như vậy; thế nhưng, họ không chịu lùi bước để hòa nhịp với xã hội với đầy khát vọng và viết nên những câu chuyện đẹp về đời mình...  

Nhà hàng "Bánh của sự sống"

Những nhân viên đầu bếp của nhà hàng Bread đang chế biến các món ăn cho khách hàng. Họ xem nhà hàng như ngôi nhà chung, đầy ấm áp

Bread of Life – Bánh của sự sống. Đó là tên một nhà hàng bán thức ăn Tây do một bà người Mỹ lập ra gần 5 năm nay ngụ trên đường Lê Hồng Phong, TP Đà Nẵng. Điều đặc biệt, những người đầu bếp và phục vụ nhà hàng là những người khiếm thính. Họ được nhận vào làm việc với lương cao, được đào tạo nghề để có cuộc sống tự lập trong tương lai.  

NHỮNG NGƯỜI BỒI BÀN ĐẶC BIỆT

Trời Đà Nẵng một buổi sáng cuối tuần. Tiết trời khó chịu với cơn mưa phùn lất phất và làn gió se lạnh mang vị mặn của biển. Nhà hàng Bread of Life đã chật kín khách, có cả Tây lẫn khách bản địa, họ tới thưởng thức những món điểm tâm phương Tây và ly cà phê thư giãn sau một tuần làm việc.

Thấy có khách vào, Huyền Trang – lễ tân đồng thời là phiên dịch của nhà hàng liền tới ghi thực đơn khách chọn. Sau đó cô dùng cử chỉ bằng tay “nói” cho nhân viên đầu bếp món ăn khách đặt. Khách nhiều, phải giao tiếp qua nhiều công đoạn nên cô thấm mệt. “Làm ở đây mình vừa học thêm tiếng Anh vừa học được ngôn ngữ của những người khiếm thính”, Trang cho biết.

Chưa đầy 10 phút sau, món gà rán khách chọn đã được các đầu bếp làm xong. Sau khi đặt lên bàn khách, cô bé bồi bàn Ngọc Ngà dùng những cử chỉ tay ra ký hiệu chúc quý khách ngon miệng rồi mới lui vào phía trong. Trang nói khẽ: “Đó là cách phục vụ riêng của quán bởi các nhân viên là người khiếm thính, các em được đào tạo hơn một tháng trước khi vào làm”.

Tại phòng bếp, Tái Toàn, Ngọc Ngà, Kim Oanh và Phú Lành tất bật chế biến các món ăn thức uống phương Tây như món gà rán, coffee, hambugers… Họ giao tiếp bằng cử chỉ tay. Phan Tái Toàn (sinh năm 1979) vừa chế biến món gà rán vừa ra ký hiệu trao đổi với cô bé Trang về những món ăn mà khách đã đặt. Những đầu bếp ai cũng vui tươi và hăng say với công việc, đôi lúc rảnh rỗi họ còn trao đổi, nói chuyện bằng cách ra dấu rất thân mật.

Toàn dùng ngôn ngữ bằng tay để chia sẻ về niềm vui: “Mình rất vui khi được làm việc trong một mái ấm với các bạn cùng cảnh ngộ, cuộc sống không còn đơn độc đối với những người khiếm thính nữa”. Đã gắn bó với quán hơn bốn năm, Toàn được xem như người anh trai luôn giúp đỡ các em vào sau. Trước đây, Toàn là thầy dạy chữ cho các em câm điếc ở nhà, được người quen giới thiệu tới nhà hàng. Anh được đào tạo trở thành đầu bếp nấu các món ăn Tây, được trả lương cao vì thâm niên. Cuộc sống của Toàn rất hạnh phúc bởi công việc ổn định và có một người vợ ngoan hiền là thợ may áo quần. “Hai vợ chồng cùng hoàn cảnh nên hiểu và thông cảm cho nhau lắm. Mình sẽ cố gắng làm việc để con cái có cuộc sống không bị thiệt thòi như cha mẹ chúng” – Toàn bộc bạch.

Cô bé nhỏ nhắn Võ Thị Kim Oanh bẽn lẽn tâm sự qua từng nét bút: “Hồi trước Oanh không có việc làm nên ở quê với ba má. May mắn cho Oanh là được gặp những người bạn khiếm thính trong một đám cưới, các bạn ấy giới thiệu Oanh tới đây làm”. Nhà Oanh ở tận huyện Đại Lộc, Quảng Nam, ba mẹ làm nghề buôn bán nhỏ lẻ. Mỗi tháng Oanh đều về thăm nhà, cô bé dành dụm khoản tiền lương gửi ba mẹ phụ giúp em trai đi học. “Nhà Oanh nghèo lắm, ba má rất khổ, nhưng Oanh sẽ cố gắng làm việc để giúp em trai thực hiện ước mơ vào đại học”, Oanh tâm sự.

Cô đầu bếp chuyên chế biến món bánh kem - Phùng Thị Ngọc Ngà năm nay đã 20 tuổi, tự hào: “Khách hàng rất thích món bánh kem do mình làm, mình yêu thích công việc này”.

 ĐIỀU KỲ DIỆU TỪ BÁNH

Nhà hàng Bread of Lief đi vào hoạt động cách đây gần 5 năm, do gia đình bà Kathleen Josephine Huff Missouri – một người ở miền Trung nước Mỹ sang Việt Nam làm ăn, sinh sống cách đây hơn 10 năm - lập nên. Lúc đầu gia đình bà Kathleen qua với tư cách là thành viên Tổ chức World Concern (Tổ chức Quan tâm thế giới) vì mục đích thực hiện những dự án giúp đỡ trẻ em khiếm thính trong độ tuổi từ 13 đến 19. “Tiếp xúc với nhiều trẻ em khiếm thính, biết được mong muốn các em nên gia đình tôi đã chọn TP Đà Nẵng để mở nhà hàng nhằm giúp đỡ các em hòa nhập với cộng đồng”, bà Kathleen tâm sự.

Tiếng lành đồn xa, sau khi nhà hàng khai trương thì nhiều em khiếm thính tìm tới xin việc. Bà Kathleen nói: “Các em chỉ cần thi lọt qua vòng sơ khảo là được nhận làm nhân viên. Trước khi làm việc các em được đào tạo nấu ăn và học cách giao tiếp, phục vụ khách phương Tây do con trai Jacob của tôi dạy”.

Đến nay, nhà hàng Bread of Life đã nhận hơn 20 em vào làm việc. Tới nhà hàng, khách không những được thưởng thức các món ăn ngon mà còn cảm thấy gần gũi bởi giữa họ và các nhân viên có một tình cảm rất đặc biệt xuất phát từ trái tim. Đưa tấm hình của người cha nhận mình làm con nuôi, mặt Oanh hớn hở rồi dùng nét bút kể về cha nuôi: “Cha nuôi Oanh thường đến thăm và mua quà tặng Oanh. Dù cho giữa Oanh với cha nuôi không nói cùng ngôn ngữ nhưng Oanh và cha nuôi rất hiểu nhau”. Cha nuôi của Oanh vốn là một người Mỹ thường xuyên qua lại Việt Nam làm ăn. Lần nào ông tới Việt Nam đều ghé nhà hàng Bread of Life để gặp đứa con nuôi Kim Oanh.

Còn Ngọc Ngà cũng tự hào về người cha nuôi của mình: “Cha nuôi không thường xuyên đến đây vì bận công việc, nhưng mỗi lần tới đều nói chuyện và tâm sự với Ngà rất lâu như cha đẻ vậy. Ngà gặp cha nuôi cách đây gần 3 năm rồi, ông là một người Anh cũng khá lớn tuổi”.

Các em làm việc từ thứ 2 đến thứ 7, thường những ngày Chủ nhật bà chủ Kathleen tổ chức liên hoan, đi dã ngoại để tạo cảm giác thân thiện và tạo niềm tin trong các em đối với cuộc sống.

“Tiệm bánh này đào tạo và sử dụng lao động lành nghề là những người khiếm thính, một phần lợi nhuận thu được sẽ dùng để hỗ trợ cho các hoạt động dạy nghề khác. Số tiền mà các bạn tiêu thụ sản phẩm của chúng tôi sẽ được tiếp tục đem phục vụ cho cộng đồng dân cư nghèo trong xã hội, đặc biệt là người khiếm thính”- đó là phương châm của nhà hàng Bread of Life do chính tay bà chủ Kathleen viết và dán lên trên tường để cho khách vào nhà hàng biết. (Còn nữa)

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm