| Hotline: 0983.970.780

Trọng trách mới cho ngành bảo vệ thực vật

Thứ Sáu 30/01/2015 , 09:38 (GMT+7)

Ngày 29/1, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị đánh giá công tác ngành BVTV năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015. 

Theo đó, ngành BVTV sẽ phải tiếp tục gánh nhiều trọng trách, đặc biệt là kiểm soát dịch bệnh đáp ứng cho việc XK nông sản, nhất là giữ vững và đẩy mạnh hơn nữa thành tích XK mặt hàng hoa quả.

Năm 2014 là năm mà ngành BVTV bộn bề công việc khi đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng trên cả ba mặt trận “nóng” của ngành gồm cả BVTV, KDTV lẫn triển khai công tác vệ sinh ATTP.

Với nhiệm vụ trọng tâm được Bộ NN-PTNT giao phó trong năm 2014 là tháo gỡ các thị trường nhằm thúc đẩy XK các mặt hàng nông sản, đặc biệt là rau quả.

Tuy nhiên, khó khăn càng chồng chất khi hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm trên cây ăn quả chủ lực bùng phát dữ dội như bệnh chổi rồng trên nhãn, bệnh trên cây thanh long…

Trước tình hình đó, Cục BVTV phối hợp với các đơn vị nghiên cứu trong ngành cùng các địa phương dốc sức ra quân dập dịch, hoàn thiện quy trình phòng chống.

Đến cuối năm 2014, các dịch bệnh nguy hiểm trên nhãn, thanh long, chôm chôm… đã cơ bản được khống chế, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các vùng nguyên liệu đảm bảo điều kiện XK.

Trên cây lúa, ngành BVTV cũng đã nhanh chóng đẩy lùi dịch sâu cuốn lá bùng phát khá nguy hiểm tại các tỉnh phía Bắc chỉ trong thời gian ngắn trong vụ xuân 2014…

“Đối với vệ sinh ATTP, đây là năm Bộ NN-PTNT lấy làm năm hành động trọng tâm trọng điểm. Hiện Bộ cũng đã chọn Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương tập trung mũi nhọn cho công tác này.
Theo đó, sẽ chỉ ra tận tay các đơn vị, DN, tổ chức vi phạm về vệ sinh ATTP và xử lí mạnh tay, công khai lên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện và đánh giá kết quả thí điểm xây dựng các tổ chức dịch vụ BVTV đã triển khai, đặc biệt là trên lúa, chè và cây ăn quả. Về thuốc BVTV, cần tiếp tục rà soát, kiên quyết loại bỏ các thuốc BTV hóa học độc hại” - Thứ trưởng Lê Quốc Doanh

Với công tác KDTV, Cục BVTV chủ trì, phối hợp với các đơn vị và bộ, ngành liên quan tiến hành hàng loạt các cuộc đàm phán, làm việc với cơ quan chức năng của các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ… để tháo gỡ các rào cản kỹ thuật.

Đến cuối năm 2014, hầu hết các thị trường giàu tiềm năng này được mở toang cánh cửa, tạo cơ hội cho các mặt hàng hoa quả của VN “cất cánh” trong XK của năm 2015 và những năm tới.

Về công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh ATTP, năm 2014, Cục BVTV đã tiếp tục tăng cường giám sát, kiểm tra lấy mẫu nhằm phát hiện dư lượng thuốc BVTV, tiến hành phân loại các cơ sở SXKD thuốc BVTV và vật tư nông nghiệp trong phạm vi quản lí.

Kết quả giám sát dư lượng thuốc BVTV trong giai đoạn 2012-2014 cho thấy đã có chuyển biến tích cực khi tỉ lệ mẫu vi phạm thấp, chỉ chiếm 0,5% trong năm 2014.

Mặc dù vậy, nhiều tồn tại, thách thức vẫn còn đặt ra cho ngành BVTV khi năm 2014 khép lại, nổi cộm như: Danh mục thuốc BVTV mặc dù năm qua đã được thắt chặt, có lúc tạm ngừng đăng ký nhưng số lượng thuốc BVTV vẫn còn lớn, trong đó nhiều loại thuốc độc hại chưa được loại bỏ; tình trạng lạm dụng thuốc BVTV còn xảy ra phổ biến, đẩy chi phí SX của nông dân lên cao; công tác dự tính dự báo dịch mới chỉ tập trung nhiều cho cây lúa mà chưa chú trọng cho cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp dẫn tới bùng phát nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm trên các đối tượng cây trồng này…

Trước tình hình này, tại hội nghị hôm qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh chỉ đạo: Cục BVTV phải điều tra, rà soát lại toàn bộ các dịch bệnh, đặc biệt là các dịch bệnh mới, đồng thời hoàn thiện các quy trình phòng chống.

Quy trình phòng chống phải đảm bảo đơn giản, giúp nông dân dễ tiếp cận thực hiện. Công tác BVTV phải chuyển từ việc dành cho cây lúa như trước đây sang cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp có giá trị cao, đặc biệt là XK.

Cũng theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, năm 2014, nhiều loại cây trồng chủ lực XK như thanh long, nhãn, tiêu, sắn… đều đã xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, trong đó nhiều bệnh chưa có quy trình phòng trừ, nguy cơ tái bùng phát vẫn tiềm ẩn. Việc phòng trừ nhiều nơi còn dựa nhiều vào thuốc hóa học, trong khi nông dân sử dụng chưa đúng cách, dẫn tới lãng phí, có nơi lãng phí tới 100% khi sử dụng thuốc hóa học.

Việc mở rộng diện tích rau quả theo VietGAP đến nay mới chỉ đạt 2‰ tổng diện tích cả nước, mặc dù quy trình VietGAP đã ra đời từ năm 2008, như vậy là có vấn đề, trong đó vấn đề dễ thấy là quy trình thực hiện còn quá rối rắm, quá nhiều tiêu chí, đặc biệt là hệ thống lưu thông nông sản đã ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện VietGAP…

Năm 2015, nhiều thị trường XK hoa quả đã mở ra. Các DN có thể chấp nhận mua nhãn cho nông dân tới 60 nghìn đồng/kg, so với 10 – 15 nghìn đồng/kg như trước đây, nhưng muốn thế, phải đạt hàng loạt các tiêu chí kỹ thuật, trong đó vai trò của Cục BVTV là vô cùng quan trọng.

Vì vậy, công tác KDTV sẽ phải đặc biệt chú trọng tháo gỡ các rào cản kỹ thuật để tiếp tục khơi thông thị trường.

“Sau Tết Nguyên đán, Bộ NN-PTNT sẽ làm việc với Bắc Giang và Hưng Yên để quyết liệt tổ chức SX, tháo gỡ thị trường để phấn đấu trong năm 2015 sẽ XK được vải thiều và nhãn ở phía Bắc đi các thị trường khó tính” – ông Doanh cho biết.

Công tác BVTV cho cây lâm nghiệp, cây công nghiệp hiện còn rất hạn chế và chưa được chú trọng, mặc dù đây là các cây trồng có giá trị kinh tế rất lớn trong bối cảnh chúng ta đang đẩy mạnh XK.

Tại Lạng Sơn hiện có 90 nghìn ha thông SX, nhưng cứ 2-3 năm lại bùng phát dịch sâu róm một lần.

Năm 2014, có tới 11 nghìn ha thông lại bị dịch sâu róm, công tác dự báo, phòng chống hết sức lung túng. Tương tự, hơn 35 nghìn ha cây hồi của tỉnh rất có giá trị, mấy năm gần đây liên tục bị bọ ánh kim phá hoại nhưng chưa có phương án nào xử lí hiệu quả, phương pháp phòng chống hết sức khó khăn.

Tôi cho rằng tới đây, ngành BVTV phải chuyển trọng tâm từ BVTV cho cây lúa như trước đây sang cho cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp.

(Bà Lê Thị Thanh Nhàn – GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Lạng Sơn)

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều

QUẢNG NINH Tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua 14 nghị quyết quan trọng, trong đó tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm