| Hotline: 0983.970.780

Trồng xen ca cao lãi lớn

Thứ Tư 17/07/2013 , 09:55 (GMT+7)

Việc địa phương thành lập CLB Ca cao UTZ để tổ chức SX là điều kiện rất tốt để giúp nhà vườn tiếp nhận khoa học - kỹ thuật ứng dụng vào SX...

Ông Hồ Quang Hùng, thành viên CLB Ca cao UTZ ở ấp Kinh Cũ, xã Phong Nẫm (Giồng Trôm) chia sẻ, nhà ông trồng 150 cây cao cao 6 năm tuổi trong vườn dừa, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế UTZ cho năng suất 400 - 450 kg trái/tháng, bán được giá cao.

Việc địa phương thành lập CLB Ca cao UTZ để tổ chức SX là điều kiện rất tốt để giúp nhà vườn tiếp nhận khoa học - kỹ thuật ứng dụng vào SX không chỉ tăng năng suất và chất lượng cây trồng mà góp phần tăng thu nhập.

Ông Nguyễn Văn Phốp, ấp Long Vinh, xã Long Thới (Chợ Lách) canh tác 1,5 ha ca cao xen sầu riêng chia sẻ: "Năm 2001 ngành nông nghiệp Bến Tre phát động phong trào trồng ca cao, thấy nhiều chủ trại giống giới thiệu ca cao dễ trồng, bón ít phân, thuốc, ra hoa đậu trái tự nhiên mà không cần xử lý. Thế là tôi quyết định đốn nhãn trồng xen 800 cây ca cao dưới tán sầu riêng. Thấy hiệu quả khá cao, đến năm 2008 tôi trồng thêm 400 cây nữa".


Ca cao trồng xen thu nhập không thua cây trồng chính

Ông Phốp tính: Với tổng số 1.200 cây ca cao, trung bình 1 cây thu 5 kg hạt khô, tổng sản lượng  khoảng 6 tấn hạt khô/năm. Với giá 40.000 đ/kg, tổng thu 240 triệu đ/năm, trừ chi phí đầu tư 50 triệu đ/năm, thu lãi ròng 190 triệu đồng. Nếu cộng với lãi cây sầu riêng thì mỗi năm lãi gần 500 triệu.

Đặc biệt, khi áp dụng các biện pháp pháp kỹ thuật theo tiêu chuẩn UTZ không chỉ cây ca cao tăng năng suất gần gấp đôi mà cây sầu riêng cũng cho trái lớn. Dự kiến sản lượng trong năm 2013 đạt trên 7 kg hạt ca cao khô/cây/năm.

Ông Phan Văn Xê, ấp Xương Thạnh A, xã Thới Thạnh (Thạnh Phú) trồng được 1,5 ha ca cao xen trong vườn dừa trên vùng đất phèn, mặn tâm sự: "Cây ca cao không khó trồng, chỉ cần nhà vườn biết ứng dụng các biện pháp kỹ thuật là thành công. Cụ thể sau khi dứt mưa (tháng 1, 2 âm lịch) tiến hành bón vôi khắp vườn kết hợp bồi bùn cho cây (nên lấy lá cây dừa để đậy gốc). Hạn chế trái vào mùa khô bằng cách hái bỏ những trái nhỏ vào khoảng tháng 2 âm lịch.

Đầu mùa mưa nên rải vôi để hạn chế phèn khi xuất hiện những cơn mưa đầu mùa. Những tháng bị xâm nhập mặn không tưới nước mà chỉ đậy gốc cho đủ ẩm. Ngoài ra cần kết hợp sử dụng một số sản phẩm phân bón qua lá phun cho cây sẽ hạn chế phèn, mặn rất tốt.

Nhờ áp dụng TBKT trong năm 2012 tôi bán ca cao được hơn 52 triệu đồng, trong khi dừa là cây trồng chính chỉ thu được 49 triệu. Sau khi trừ chi phí thu lãi từ ca cao 42 triệu, cây dừa không phải đầu tư nhiều phân bón".

Ông Nguyễn Ngọc Trải, ấp Phước Hậu, xã An Phước huyện Châu Thành (Bến Tre), thành viên CLB Ca cao An Phước vui ra mặt khi 380 cây ca cao trồng xen trong 6.000 m2 thu về gần 60 triệu đ/năm, trừ chi phí khoảng 30% còn lãi ròng hơn 40 triệu. SX ca cao UTZ tăng lãi hơn ca cao thường khoảng 14 triệu đ/năm.

Ông Phan Văn Khổng, Giám đốc Trung tâm KN-KN Bến Tre nói: Việc liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ ca cao trong quá trình thực hiện chứng nhận UTZ trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả rất lớn.

Thông qua điểm thu mua ca cao lên men tập trung của CLB, các thành viên bán trái tươi cho điểm lên men và DN sẽ thu hạt khô đúng theo quy trình kiểm soát nội bộ từ nông hộ đến nhà máy, tạo sản phẩm sạch cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. DN, Ban quản lý dự án và các nông dân tham gia thường xuyên gặp gỡ trao đổi về kỹ thuật cũng như ghi chép sổ sách nhật ký nông hộ...

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm