| Hotline: 0983.970.780

Trừ sâu cuốn lá nhỏ

Thứ Hai 08/09/2014 , 10:13 (GMT+7)

Đã lâu vụ mùa ở miền Bắc mới phải đối đầu dịch sâu cuốn lá nhỏ (SCLN) hại lúa trên phạm vi rộng, mật độ quá cao và diễn biến phức tạp. 

Xét trên phương diện tổng thể các đối tượng dịch hại thì về cơ bản, SCLN vẫn là dịch hại dễ phòng trừ nhất khi được quan tâm đúng mức.

Khởi đầu tại Nghệ An, UBND tỉnh đã phải quyết định công bố dịch SCLN và huy động toàn lực và yêu cầu ngành nông nghiệp tập trung chỉ đạo cán bộ bám đồng dập dịch quyết liệt. Tiếp đến là Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng… đều phải gồng mình chống dịch.


Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Trước nguy cơ đe doạ nghiêm trọng năng suất lúa mùa trên diện rộng do sự bùng phát gây hại của SCLN, tỉnh Thái Bình phải nâng đợt phòng trừ SCLN lứa 6 ở cấp độ “chiến dịch”. Huy động toàn bộ hệ thống chính trị cùng nông dân tham gia dập dịch, huỷ bỏ các cuộc họp không cần thiết để tập trung tất cả cho công tác chống dịch…

Đến nay về cơ bản dịch SCLN đã được các địa phương khống chế và phòng trừ hiệu quả. Tuy nhiên nhìn lại ruộng bị hại với những cây lúa bị sâu cuốn trắng tít với mật độ cả ngàn con/m2 thì nhiều nhà chuyên môn có kinh nghiệm lâu năm trong ngành BVTV cũng phải rùng mình mà thốt lên rằng: “Ghê gớm thật!”.

Ngày 30/8, chúng tôi về huyện Kim Sơn (Ninh Bình) được Trạm BVTV dẫn đi tham quan mô hình sử dụng thuốc Clever 150SC và Clever 300WG phòng trừ SCLN lứa 6. Ông Hoàng Đông Anh, Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Kim Sơn cho biết: "Mật độ sâu non trước khi phun thuốc lên tới trên 1.500 con/m2 tập trung chủ yếu ở tuổi 1 và 2, một số chuyển sang tuổi 3; cây lúa đã bắt đầu bị trắng lá, xuất hiện bao cuốn và vẫn còn 475 trứng/m2 chưa nở. Nông dân được hướng dẫn phun thuốc Clever 150SC; Clever 300WG theo đúng kỹ thuật thì lúa phát triển xanh tốt, hầu như không xuất hiện thêm vết hại mới và bao cuốn mới nào".

Thực tế cho thấy, để tổ chức phòng trừ SCLN thực sự hiệu quả, tiết kiệm chi phí SX, điều cần thiết là phải theo dõi, điều tra, dự tính dự báo chính xác về phát dục của SCLN, mật độ sâu, khả năng gây hại gắn với giai đoạn sinh trưởng của lúa để quyết định quy mô và lịch phòng trừ cụ thể cho từng trà lúa, xứ đồng.

Lựa chọn đúng thuốc, ưu tiên dùng những loại thuốc có hiệu quả cao, an toàn, tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc "4 đúng" (đúng thuốc, đúng liều lượng nồng độ, đúng thời điểm và đúng kỹ thuật). Điều đó giúp nông dân tránh phải phun đi phun lại nhiều lần, gây lãng phí.

Riêng về liều lượng và nồng độ thuốc khi phòng trừ SCLN lứa 6 vừa qua, hầu hết các địa phương đều phải nâng lượng dùng gấp 1,5 - 2 lần mức khuyến cáo ghi trên bao bì sản phẩm. Không những thế ở một số nơi nông dân phải phun kép lần 2 mới bảo vệ được cây lúa trước sự tấn công gây hại của SCLN.

Sự quan tâm của các cấp chính quyền, huy động tối đa nguồn lực cán bộ trong công tác tổ chức thực hiện giúp nông dân lựa chọn đúng thuốc, xử lý đúng thời điểm, nắm bắt và thực hiện tốt các thao tác kỹ thuật để chủ động phòng trừ hiệu quả SCLN.

Cũng trong điều kiện đó thì một số rất ít loại thuốc BVTV đạt được hiệu quả phòng trừ cao, bảo vệ được cây lúa chỉ với một lần phun, điển hình là thuốc trừ SCLN Clever 150SC; Clever 300WG.

Về phát dục của SCLN. Từ năm 2012 trở về trước, SCLN lứa 6 thường được các địa phương chỉ đạo phun trừ trong khoảng thời gian từ 27/8 - 2/9. Năm 2013 bắt đầu có sự thay đổi về phát dục của SCLN lứa 6 nên hầu hết các địa phương đều có lịch phòng trừ xung quanh thời điểm 20/8 - 24/8.

Năm nay lịch phun phòng trừ SCLN lứa 6 lại dịch chuyển trong khung thời gian từ ngày 10/8 - 20/8. Điều này dẫn đến một thực tế khác với mọi năm trước đây là SX lúa ở các tỉnh phía Bắc phải đối mặt với SCLN lứa 7 với quy mô, diện tích lớn hơn rất nhiều so với các năm, do sâu non tuổi 1 - 2 của lứa 7 ra sớm, tập trung xung quanh 8/9 - 12/9, gây hại trên diện tích trỗ sau 10/9 ở trà trung và trà muộn (khoảng 50 - 60% diện tích phải phun trừ).

Điều cần quan tâm nhất là SCLN lứa 7 có hiện tượng dồn mật độ trên trà lúa muộn (trỗ sau ngày 10/9) gây hại trực tiếp trên lá đòng và các lá công năng liền kề. Thời điểm này cây lúa không còn khả năng đền bù, nếu không được phòng trừ tốt và triệt để thì ảnh hưởng lớn đến năng suất là không tránh khỏi.

Hiện thời tiết thường hay có mưa sẽ gây khó khăn và ảnh hưởng tới hiệu quả phun trừ. Để phòng trừ hiệu quả SCLN lứa 7 thì phải lựa chọn thuốc tốt. Cụ thể là Clever 150SC; Clever 300WG. Đây là thuốc đặc trị SCLN; thấm sâu nhanh; khó bị rửa trôi; hiệu lực kéo dài; không cần phối trộn.

Xem thêm
Nghề mới lên đời

BÌNH ĐỊNH Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, phong trào nuôi thú cưng ở phố thị theo đó cũng nở rộ, kéo theo nghề điều trị, làm đẹp cho thú cưng phát triển.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.