| Hotline: 0983.970.780

Trụ vững trong thời kỳ 'đen tối' của nghề nuôi lợn

Thứ Ba 11/04/2017 , 13:50 (GMT+7)

Trang trại của ông Bùi Đức Luận ở khu 6, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) được coi là quy mô lớn nhất trên địa bàn huyện.

07-50-11_img_0017
Khu chuồng trại của ông Luận

Với 300 lợn nái, hơn 3.000 lợn thương phẩm, ông Luận xây dựng chuồng trại hiện đại, có hệ thống thông gió điều hòa, bảo đảm cho lợn luôn trong điều kiện lý tưởng nhất. Thậm chí khu chuồng trại lợn nái còn có thể nuôi gấp ba, bốn lần hiện tại. Nhiều năm nay, số lợn thương phẩm có đầu ra ổn định, lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng/năm.

Bắt đầu đầu tư cho chăn nuôi từ rất sớm. Năm 2002, là một nông dân thuần túy, ông Luận đã có tham vọng làm giàu từ chăn nuôi. Xuất phát điểm chỉ từ hơn 10 lợn nái và hơn 200 lợn thương phẩm. Thấy làm ăn thuận, ông mở rộng quy mô, cho tới như hiện nay.

Hỏi về việc chăn nuôi lợn nái và lợn thương phẩm, ông Luận cho biết: Nuôi lợn bây giờ, được coi là “thời kỳ đen tối”, bởi giá thịt lợn thấp, lỗ nhiều hơn lãi. Càng quy mô lớn, quy mô hiện đại như ông, càng thất thu lớn. Hỏi, vì sao ông không chuyển hướng? Ông Luận lắc đầu: Cơ ngơi như thế này, cũng giống như ngồi trên lưng hổ thôi. Cho nên biết lỗ, biết thất thu, vẫn phải “chiến đấu” đến cùng.

Mặc dù tình hình đáng buồn như vậy, nhưng nhìn đàn lợn của ông Luận vẫn béo tốt, khỏe mạnh, nói một cách khác, trông vẫn mỡ màng, ngon lành. Và mặc dù không được như trước, việc tiêu thụ sản phẩm vẫn đều đều. Ông Luận tâm sự: “Người dân không thể bỏ thịt lợn. Mà đã vậy, thì chăn nuôi lợn vẫn tồn tại. Thậm chí vẫn phát triển”.

Được biết, ông Luận đầu tư hơn 5ha trang trại, trong đó 4ha mặt nước. Ông nuôi các loại cá không phải lo đến đầu ra. Đó là trôi, mè, trắm, chép. Nuôi cá không cần lao động nhiều. Tập trung thu hoạch mỗi năm một vụ. Ông thu hơn 30 tấn cá/năm. Với giá bình quân 12.000 đồng/kg. Riêng về cá, mỗi năm ông thu lãi vài trăm triệu đồng.

Hỏi vì sao ông không giảm dần chăn nuôi lợn, để đầu tư nhiều hơn cho cá? Ông Luận lắc đầu: “Nuôi lợn vẫn cho lãi cao hơn. Vẫn đề là phải biết cách vượt lên để tồn tại. Nếu vượt qua được thời kỳ khó khăn, khi nhiều người không trụ được, bỏ cuộc, ấy chính là “cơ hội vàng” sau này.

Quả là ông Luận có tầm nhìn xa. Trong lúc khó khăn như hiện nay, ông vẫn duy trì được từ 8 đến 10 lao động thường xuyên. Hầu hết là thuê nhân công tại địa phương.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm