| Hotline: 0983.970.780

Trùm ma túy Tàng Keangnam và 11 đồng phạm bị đưa ra xét xử

Thứ Ba 04/08/2015 , 15:53 (GMT+7)

Tàng Keangnam cùng nhiều người thân trong gia đình như bố đẻ, vợ, anh ruột, anh vợ, em nuôi điều hành đường dây cực lớn mua bán ma túy từ Lào qua Sơn La về tiêu thụ.

Sáng 4/8, tại Trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Ninh, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm đối với bị cáo Tráng A Tàng (Tàng Keangnam) và 11 đồng phạm về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Theo cáo trạng, vào khoảng 13 giờ ngày 26/7/2013, trên quốc lộ 1A thuộc địa phận phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh (Bắc Ninh), Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Bắc Ninh, Công an tỉnh Bắc Giang, phát hiện xe ôtô biển kiểm soát 29C-125.79 do Tráng A Tàng điều khiển và xe ôtô biển kiểm soát 29A-862.69 do Giàng Thị Sua (vợ Tráng A Tàng) điều khiển, không chấp hành hiệu lệnh kiểm tra giao thông.

Tổ công tác tiến hành truy đuổi đến địa phận xã Song Khê, thành phố Bắc Giang thì bắt giữ được hai xe ôtô trên, cùng vợ chồng Tàng, Sua và một người nữa tên Tráng A Nếnh.

Tiến hành kiểm tra xe ôtô, lực lượng chức năng phát hiện 265 bánh heroin với tổng trọng lượng 92.760,1 gam, hàm lượng trung bình là 70,21%; 553 viên ma túy tổng hợp với thành phần Methamphetamine có trọng lượng 51,5 gam, hàm lượng trung bình là 15,47%.

Kết quả điều tra xác định Tráng A Tàng (sinh năm 1982, ở Tiểu khu 70, thị trấn Nông trường Mộc Châu, Sơn La) là đối tượng chủ mưu cầm đầu cùng các đồng phạm tổ chức hình thành đường dây mua bán trái phép chất ma túy từ Lào qua tỉnh Sơn La về tỉnh Bắc Giang tiêu thụ.

Tàng mua ma túy của các đối tượng người Mông ở bên Lào, Thái Lan, rồi tập kết tại nhà Tráng A Chư (sinh năm 1958), Trưởng bản Lũng Xã, trú tại xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, là bố đẻ của Tàng, sau đó tiếp tục bán cho các đối tượng Lương Thị Thảo (sinh năm 1979, trú tại phường Mỹ Độ, thành phố Bắc Giang) và một số đối tượng khác.

Từ năm 2005 đến 2007, Tàng vận chuyển thuê heroin cho đối tượng Giàng A Dếnh (trú tại xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La).

Năm 2007, Tàng bán ma túy cho Nguyễn Ngọc Thủy (thị trấn Nông trường Mộc Châu, Sơn La) và Ngô Phương Anh (trú tại phường Trần Phú, thành phố Bắc Giang).

Từ tháng 5/2009 đến tháng 7/2009, Tàng bán heroin cho Nguyễn Văn Hùng (trú tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Hùng đã bị bắn chết năm 2012 khi đang vận chuyển ma túy).

Từ năm 2009 đến khi bị bắt, Tàng cùng đồng phạm đã thực hiện 13 hành vi mua bán trái phép 1.791 bánh heroin với Lương Thị Thảo, sau đó Thảo bán lại cho các đối tượng khác kiếm lời.

Lương Thị Thảo là đối tượng trực tiếp mua bán ma túy của Tàng rồi sau đó bán lại thu lời bất chính hơn 200 nghìn USD.

Giàng A Chờ (sinh năm 1971), trú tại xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, là công an viên đã giúp sức tích cực cho Tàng thực hiện các hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Chờ đã thực hiện 4 hành vi mua bán trái phép chất ma túy với tổng số 950 bánh heroin.

Giàng Thị Sua (vợ Tàng) đã giúp sức tích cực cho Tàng trong việc mua bán ma túy. Sua đã thực hiện hành vi mua bán 265 bánh heroin.

Tráng A Chư là bố của Tàng, lợi dụng là Trưởng bản Lũng Xá đã cùng các con mua bán trái phép chất ma túy. Chư đã thực hiện mua bán trái phép 130 bánh heroin.

Vũ Văn Lâm (sinh năm 1968), Tráng A Ký (sinh năm 1972), cùng trú tại xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu, đã mua bán trái phép 60 bánh heroin.

Tráng A Nếnh (sinh 1991) trú tại xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, là con nuôi của gia đình Tàng từ nhỏ. Nếnh đã tích cực cất giấu ma túy, nhiều lần lái xe ôtô cùng Tàng xuống Bắc Giang bán heroin cho Thảo, thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy với 950 bánh heroin.

Đây là vụ án mua bán trái phép chất ma túy đặc biệt nghiêm trọng do Tàng chủ mưu, cầm đầu, các bị can chủ yếu là người thân trong gia đình (bố đẻ, vợ, anh ruột, anh vợ, em nuôi) đã tổ chức hình thành đường dây mua bán trái phép ma túy từ Lào qua Sơn La về Bắc Giang tiêu thụ, hoạt động phạm tội trong một thời gian dài, mua bán trót lọt với số lượng ma túy rất lớn.

Dự kiến phiên tòa diễn ra từ ngày 4-8/8.

Theo Vietnam+

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm