| Hotline: 0983.970.780

Trump: 'Thủ tướng Nhật đề cử tôi cho giải Nobel Hòa bình'

Thứ Bảy 16/02/2019 , 07:28 (GMT+7)

Trump nói ông đã giúp người Nhật cảm thấy an toàn và phàn nàn rằng ông sẽ không được trao giải Nobel giống Obama.

Tổng thống Mỹ Trump (phải) và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Nhà Trắng năm 2017. Ảnh: AFP.


Thủ tướng Shinzo Abe "gửi cho tôi bản sao bức thư mà ông ấy đã gửi cho ban tổ chức giải Nobel", Trump ngày 15/2 nói trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng khi được hỏi về kế hoạch hội nghị thượng đỉnh cuối tháng hai ở Việt Nam với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. "Ông ấy nói 'thay mặt cho Nhật Bản, tôi trân trọng đề cử ông. Tôi đang đề nghị họ trao cho ông giải Nobel Hòa bình".

"Các anh biết tại sao không? Bởi vì từng có tên lửa bay qua Nhật Bản. Giờ đây, họ cảm thấy an toàn. Tôi đã làm nên điều đó", Trump nhấn mạnh.

Trump cũng phàn nàn về giải Nobel Hòa bình mà cựu tổng thống Barack Obama được trao năm 2009 cho rằng ông sẽ không được vinh danh như thế.

"Họ đã trao giải cho Obama. Ông ấy thậm chí còn không biết vì sao mình được nhận giải. Còn tôi thì có lẽ sẽ không bao giờ được trao giải".

Trump tuyên bố ông đã cứu sống ba triệu người ở khu vực Idlib do phiến quân Syria kiểm soát sau khi ông cảnh báo để ngăn Nga, Iran và chính phủ Syria tấn công vào đây.

"Không ai nói về điều đó", ông phàn nàn.

Tháng 4 năm ngoái, Tổng thống Hàn Moon Jae-in cho rằng Trump xứng đáng nhận giải Nobel vì những nỗ lực đàm phán chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Trump dự kiến gặp lãnh đạo Kim Jong-un tại Hà Nội ngày 27-28/2 để tiếp tục bàn về vấn đề hạt nhân. Trump đánh giá cuộc gặp đầu tiên của họ ở Singapore vào tháng 6 năm ngoái là một chiến thắng nhưng nhiều chuyên gia nhận định không có tiến triển thực chất trong việc phi hạt nhân hóa.

Trump dự kiến gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội vào ngày 27-28/2 để tiếp tục bàn về vấn đề hạt nhân. Trump nói rằng cuộc gặp đầu tiên của họ ở Singapore vào tháng 6 năm ngoái là một chiến thắng nhưng nhiều chuyên gia cho rằng không có tiến triển thực chất trong việc phi hạt nhân hóa.

(vnexpress.net)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm