| Hotline: 0983.970.780

Trứng bẩn "tẩn" trứng sạch

Thứ Năm 20/09/2012 , 10:25 (GMT+7)

Là thành phố đông dân nhất cả nước, mỗi ngày, lượng trứng gia cầm được tiêu thụ ở TP HCM là rất lớn. Nhưng có tới một nửa trong số đó là trứng chưa qua xử lý (tạm gọi là trứng bẩn), gây ra mối lo lớn về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh...

Là thành phố đông dân nhất cả nước, mỗi ngày, lượng trứng gia cầm được tiêu thụ ở TP HCM là rất lớn. Nhưng có tới một nửa trong số đó là trứng chưa qua xử lý (tạm gọi là trứng bẩn), gây ra mối lo lớn về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh, nhất là khi nhiều ổ dịch cúm gia cầm (CGC) đang xuất hiện ở nhiều địa phương

Nhãn một đằng, ruột một nẻo

Phú Hữu chỉ là một con đường khá ngắn ở Quận 5 (TP HCM), nhưng nhờ nằm gần bến xe Chợ Lớn, ở ngay cửa ngõ về miền Tây, nên từ lâu, ở đây đã hình thành một chợ trứng gia cầm nhộn nhịp vào bậc nhất ở TP này. Chợ trứng gia cầm Phú Hữu thường hoạt động mạnh từ khoảng 10 giờ đêm hôm trước đến gần trưa ngày hôm sau. Theo ước tính của nhiều chủ vựa, ở đây, mỗi ngày, có tới hàng triệu quả trứng gia cầm từ các tỉnh miền Tây Nam bộ đổ về chợ Phú Hữu rồi từ đó tỏa đi tới khắp các chợ lớn nhỏ trên địa bàn TP HCM.

Điều đáng nói là đại đa số trứng gia cầm qua chợ Phú Hữu chưa được xử lý sạch, đảm bảo vệ sinh, an toàn dịch bệnh, đã được phân phối ngay cho người bán lẻ. Mấy ngày qua, khi tới thị sát việc buôn bán trứng ở chợ Phú Hữu, tôi đã thường xuyên chứng kiến cảnh nhiều cây trứng sau khi được dỡ khỏi xe ô tô xuống xe đẩy, đã được bán ngay cho những người mua về để bỏ mối cho các sạp trứng ở các chợ trên địa bàn TP.


Chợ trứng gia cầm Phú Hữu

Anh Nhân, nhân viên một vựa trứng không tên, nằm gần vựa trứng Vĩnh Thành trên đường Phú Hữu, cho hay: “Trứng từ miền Tây về, nếu qua phòng xông ozon, đóng hộp nhựa nữa thì phải thêm chi phí. Vì thế, nhiều người bán lẻ thường lấy luôn trứng vừa dỡ từ trên xe xuống, khỏi cần xử lý ozon, không cần bỏ hộp nhựa, để tăng thêm chút lợi nhuận”.

Ở chợ Phú Hữu, cũng có nhiều cửa hàng bày bán lẻ trứng gia cầm được đóng hộp, có nhãn mác đàng hoàng. Nhưng những nhãn mác này là của các vựa trứng hay sạp bán lẻ, chứ không phải của các DN xử lý trứng sạch. Cơ sở nào cũng ghi trên nhãn rất hoành tráng rằng sản phẩm đã được kiểm dịch, đã khử trùng bằng ozon, trứng sạch … Nhưng giữa nhãn và ruột (trứng) thường khác nhau xa.

Tôi ghé vào một tiệm không tên nằm ngay góc ngã tư Phú Hữu – Nguyễn Trãi. Tiệm này bày bán cả chồng hộp trứng gà, trứng vịt các loại. Hộp nào cũng có nhãn ghi Cơ sở Tố Phương, địa chỉ 31/43 Học Lạc, P 14, Q5, TP HCM. Tôi cầm 1 hộp 5 quả trứng lên. Trên nhãn, ghi rất rõ dòng chữ “Vỏ trứng sạch, màu sắc đồng nhất”, nhưng trong hộp có 5 quả trứng thì đã có tới 3 màu khác nhau, gồm: 3 quả màu trắng ngà, 1 quả màu nâu sậm và 1 quả màu nâu nhạt. 3 quả trứng vẫn còn dính phân gà màu đen trên vỏ. Trên nhãn ghi rõ hạn sử dụng là 7 ngày nhưng phần ghi “Ngày đóng gói” thì lại bỏ trống.

 Những hộp trứng gà, trứng vịt loại 10 quả khác, phần lớn các quả trứng đều còn dính phân đen trên vỏ, không ghi ngày đóng gói. Tôi hỏi người bán hàng “Ghi là trứng sạch mà sao vỏ trứng vẫn còn dính phân. Sao không ghi ngày đóng gói?”. Chị này lúng túng một lát, rồi ậm ừ “Trứng không rửa qua nước vì sợ hư, chỉ lau bằng bằng rẻ thôi, nên khó chùi hết phân được. Mà không sao đâu. Ở quê, người ta vẫn thường lấy trứng gà đẻ trong ổ, còn dính phân ra rồi ăn luôn, có việc gì đâu”.

Tôi ghé vào mấy tiệm trứng khác gần đó, cũng đều thấy nhiều quả trứng còn dính phân đen, đã được đóng vô trong hộp, mà trên nhãn ghi rõ là trứng đã được xử lý sạch …

Dù trứng bán ở chợ Phú Hữu đều chưa được làm sạch, chỉ nhìn qua là thấy ngay trứng còn bẩn, nhưng vẫn có rất nhiều người đến đây mua trứng về ăn. Chị Nguyễn Thị Dung, nhà trên đường Học Lạc, quận 5, phân trần: “Trứng ở đây, đương nhiên không sạch như trứng trong siêu thị, nhưng lại rẻ hơn. Trứng gà loại 1, hộp 10 quả chỉ có 20 ngàn. Còn trứng sạch trong siêu thị, hộp 10 quả, giá tới 23-24 ngàn lận”.

Nản lòng trứng sạch

+ Trước sự chùng xuống của các DN làm trứng sạch, trong thời gian tới, mỗi ngày, sẽ vẫn có tới 2 triệu quả trứng bẩn được len lỏi vào bữa ăn của nhiều gia đình ở TP HCM. Đây là mối nguy không nhỏ về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như an toàn dịch bệnh.

Trước tình hình đó, Chi cục Thú y TP HCM cho biết sẽ siết lại việc kinh doanh trứng như yêu cầu các cơ sở phải đầu tư thiết bị xử lý trứng, kho bảo quản, hệ thống xử lý chất thải, trứng bán lẻ phải đóng hộp, ghi nhãn mác rõ ràng …

+ Hiện tại, trong số 77 cơ sở kinh doanh trứng cấp 1 ở TP HCM, chỉ có 5 cơ sở đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh.

Theo Chi cục Thú y TP HCM, trên địa bàn TP này, hiện mới chỉ có 3 DN đầu tư làm trứng sạch một cách bài bản là Cty TNHH TM-SX Trại Việt (Vietfarm), Cty TNHH Ba Huân và Cty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt. 3 công ty này đã đầu tư hàng trằm tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, hệ thống xử lý trứng, kho bảo quản … đúng tiêu chuẩn. Nếu hoạt động hết công suất, 3 công ty này hoàn toàn có thể cung cấp ra thị trường xấp xỉ 4 triệu quả trứng sạch mỗi ngày, tức là tương đương với lượng trứng tiêu thụ hàng ngày ở TP HCM.

Thế nhưng, hiện tại, mỗi ngày, 3 công ty trên chỉ mới tung ra thị trường được khoảng 2 triệu quả trứng sạch, tức là bằng 1 nửa nhu cầu trứng của TP. Vì sao vậy? Nguyên nhân chính và duy nhất, không gì khác là tình trạng trứng bẩn vẫn đang tung hoành trên thị trường TP.

Theo ông Đàm Văn Hoạt, GĐ Cty Trại Việt thì “Một quả trứng từ miền Tây đưa về chợ Phú Hữu, nếu được bán sang tay ngay trên xe đẩy, thì sẽ chỉ tốn công vận chuyển. Còn không chỉ tốn thêm phí kiểm dịch và hộp nhựa. Trứng được làm sạch thực sự, sẽ phải mất nhiều chi phí điện nước, khấu hao máy móc, lãi suất ngân hàng, nhân công, bao bì, nhãn mác, bảo quản … Vì thế, trứng sạch thường có giá thành cao hơn từ 15-20% so với trứng không làm sạch”.


Xử lý trứng sạch ở Cty Trại Việt

 Do đó, các DN làm trứng sạch không thể nào cạnh tranh được với trứng bẩn, nhất là tại các chợ. Thành ra, dù tổng công suất thiết kế tới xấp xỉ 4 triệu quả/ngày, nhưng lâu nay, 3 DN làm trứng sạch chỉ có thể chạy một nửa công suất. Công ty Trại Việt đã dự tính đầu tư thêm 1 dây chuyền xử lý trứng sạch với công suất 1 triệu quả/ngày, nhằm bán ra thị trường miền Bắc. Nhưng trước sức ép của trứng bẩn, Trại Việt đang phải ngậm ngùi dừng dự án đó lại.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm