| Hotline: 0983.970.780

Trùng Khánh vào mùa hạt dẻ

Thứ Hai 14/10/2019 , 09:00 (GMT+7)

Hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng) có vị ngọt, bùi rất riêng biệt, hấp dẫn bất cứ ai lần đầu thưởng thức, rất khác biệt với các loại hạt dẻ của Trung Quốc và Lạng Sơn.

Những vườn dẻ đang vào mùa chín rộ.

Nhờ điều kiện tự nhiên đặc thù của khu vực địa lý, phân bố ở các sườn đồi có độ cao khoảng 450 - 600m, xung quanh được bao bọc bởi núi đá vôi tạo nên khí hậu mát mẻ quanh năm thích hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của cây dẻ, đặc biệt là thời kỳ ra hoa.

Hạt dẻ chín rộ vào thời điểm mùa thu, khoảng tháng 9, 10 hàng năm. Đến thời điểm này, quả dẻ sẽ tách vỏ và rơi xuống đất. Người trồng mỗi sáng chỉ việc ra vườn dùng một dụng cụ để gắp dẻ rồi mang về.

Mỗi quả sẽ có từ 2 - 3 hạt, to khoảng như ngón chân cái. Sau khi tách hạt, dùng dao hoặc kéo cắt đầu hạt thành hình chữ thập, rồi đem luộc sơ qua từ 40 - 45 phút. Cuối cùng đem rang qua chảo, khi thấy mùi thơm thoang thoảng là có thể ăn được ngay.

Bà Lý Thị Hòa, tổ 11, thị trấn Trùng Khánh, chia sẻ: Gia đình trồng dẻ từ năm 1997 với khoảng 200 cây. Sau đó, khi cây phát triển và cho thu hoạch, thấy khoảng cách trồng gần quá làm cây phát triển kém nên đã chặt đi một nửa số cây.

Vườn dẻ của bà Hòa mỗi năm cho khoảng hơn 1 tấn quả, thu nhập trung bình khoảng 100 triệu đồng. Năm nay mưa nhiều, kéo dài suốt từ tháng 5 nên tỷ lệ đậu quả thấp.

Thời điểm này năm ngoái, mỗi ngày thu được cả tạ hạt. Nhưng năm nay mất mùa, đi nhặt cả sáng mới được khoảng chục kg, không đủ cung cấp theo đặt hàng của khách.

Ông Phương Văn Tư, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trùng Khánh cho biết, khoảng đầu những năm 2000, huyện đã đưa một số hộ dân sang thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để tham quan, học tập mô hình trồng dẻ của nước bạn. Theo kinh nghiệm, để ươm được cây dẻ cần lấy hạt nằm ở giữa 3 hạt thì cây mới phát triển tốt.

Nếu trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật khoảng 4 năm sẽ cho thu hoạch. Cây dẻ có thể cho quả vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm. Với giá bán hiện nay khoảng hơn 100 nghìn đồng/kg, nếu mỗi hộ dân trồng từ vài chục đến hàng trăm cây sẽ cho thu nhập khá, thậm chí hàng trăm triệu đồng/năm.

Với tiềm năng của cây hạt dẻ, Đại hội Đảng bộ huyện Trùng Khánh nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định dẻ là cây trồng đặc sản có nguồn gốc bản địa cần đẩy mạnh khai thác. HĐND huyện đã ban hành chính sách hỗ trợ, phát triển cây hạt dẻ gắn với quảng bá du lịch thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao.

19-14-15_img_1424_2592_x_1728
Đặc sản hạt dẻ Trùng Khánh.

Tại các xã vùng quy hoạch như Đình Minh, Phong Châu, Chí Viễn, Khâm Thành, Ngộc Côn, Ngọc Khê… đã giao chỉ tiêu trồng mới mỗi xã từ 15 - 30ha với phương thức nhà nước hỗ trợ giống, có nghiệm thu tỷ lệ mọc, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 

Đến nay, toàn huyện Trung Khánh có hơn 200ha trồng dẻ, trong đó hơn 170ha đang cho thu hoạch. Mấy năm gần đây, toàn huyện trồng mới khoảng 70ha. Nhưng đáng tiếc là có nhiều hộ gia đình trồng xong không quan tâm chăm sóc tốt nên để cây chết, phát triển kém hoặc bị trâu bò phá hoại.

Theo ông Nguyễn Thành Hải, Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh: Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo các xã tăng cường trồng mới diện tích hạt dẻ. Chú trọng công tác tuyên truyền cho người dân hiểu rõ tiềm năng của cây dẻ đối với phát triển kinh tế gia đình. Đặc biệt là giúp người dân hiểu rõ, coi hạt dẻ như cây ăn quả để quan tâm đến công tác chăm sóc, giúp cây phát triển tốt, đem lại sản lượng cao, thu nhập ổn định cho người dân.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm