| Hotline: 0983.970.780

Trung, Nga vắng mặt tại hội nghị trừng phạt Triều Tiên

Thứ Tư 17/01/2018 , 11:05 (GMT+7)

Ngày 16/1 đã diễn ra hội nghị quốc tế quy tụ 20 Ngoại trưởng nhằm gây áp lực với chương trình hạt nhân của Triều Tiên ở Vancouver (Canada) nhưng Bắc Kinh và Moscow đã không tham dự không rõ lý do.

Máy bay ném bom Air Force B-1B của liên quân Mỹ-Hàn trong cuộc tập trận chung ở bán đảo Triều Tiên hồi cuối năm ngoái

Tuy nhiên, theo CCTV, trong cuộc điện đàm hôm qua với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thừa nhận rằng, dù khó khăn nhưng việc tìm kiếm giải pháp nhằm hạ căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn cần được tiếp tục.  

Theo Reuters, các Bộ trưởng Ngoại giao đã thảo luận về cách kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng thông qua áp lực ngoại giao và tài chính. Cuộc họp ở Vancouver hôm qua được Canada và Mỹ đồng chủ trì vào thời điểm “hậu hội nghị cấp cao Bàn Môn Điếm” hôm 9/1 vừa qua, cho thấy những tín hiệu về căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã hạ nhiệt, ít nhất là tạm thời. Tuy nhiên, theo giới phân tích, cả Washington và cộng đồng quốc tế phải cân nhắc biện pháp mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào chương trình hạt nhân của Triều Tiên. "Có nhiều bằng chứng cho thấy chiến dịch gây áp lực cao nhất của quốc tế đang tác động tới Triều Tiên và họ cảm thấy căng thẳng ", ông Brian Hook, giám đốc hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Trước đó, tại một cuộc họp báo ở Washington có Ngoại trưởng Rex Tillerson tham dự, ông Hook cho rằng sẽ cân nhắc làm thế nào để tăng cường an ninh hàng hải xung quanh khu vực để đánh chặn các tàu đang cố gắng chống lại các hình phạt cũng như "phá vỡ tài trợ và phá hoại các nguồn lực".

Theo SCMP, Sáng kiến ​​An ninh về phát triển hạt nhân với sự tham gia của 17 nước trước đó, nhằm ngăn chặn nạn buôn người và vũ khí hủy diệt hàng loạt, đã thống nhất "các bên phải tăng gấp đôi nỗ lực để gây áp lực lên Bình Nhưỡng". Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã không hề có bất kỳ một phản ứng nào xung quanh những yêu cầu của Mỹ cũng như tiến tới một thỏa hiệp.

Giới quan sát cũng nhận định, một thách thức ở hội nghị Vancouver lần này chính là sự vắng mặt của Trung Quốc, nước có ảnh hưởng đáng kể ở Triều Tiên đã bày tỏ thái độ không ủng hộ hội nghị. "Việc tổ chức cuộc họp này không bao gồm các bên quan trọng đối với vấn đề hạt nhân của bán đảo Triều Tiên nên nó không thể giúp giải quyết được vấn đề này", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng phát biểu tại một cuộc họp thường kỳ trước hội nghị.

Nguồn tin ngoại giao cho biết: "Vắng Bắc Kinh, đồng nghĩa với việc sẽ không đạt được một giới hạn thực sự nào tại hội nghị lần này”. Ông Zhao Tong, chuyên gia về Triều Tiên tại Trung tâm Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh, nói rằng Mỹ không muốn Nga và Trung Quốc có thể làm chệch hướng thảo luận bằng cách đề nghị ngừng các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn mà Washington nói là tiền đề cho một cuộc xâm lược. Tuy nhiên, giới chức Mỹ cho rằng, chính sách cứng rắn thời Donald Trump vẫn quan ngại các cuộc liên lạc, đối thoại giữa hai miền Triều Tiên sẽ khó mà đến đầu đến đũa. Mặc dù vậy, theo Wall Street Journal các cuộc thảo luận tại Nhà Trắng về việc xem xét nhiều hơn đến các lựa chọn quân sự, chẳng hạn như một cuộc tấn công phủ đầu dự định vào một địa điểm hạt nhân hoặc tên lửa của Triều Tiên đã “bị mất đà” trước Thế vận hội Olympic Mùa đông vào tháng 2 tới ở Hàn Quốc.

Về phần mình, ông Trump đã miễn cưỡng khi bày tỏ thái độ với Trung Quốc, nhất là trong vấn đề kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên. Cuối tuần trước, Nhà Trắng cũng lên tiếng hoan nghênh việc kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc từ Triều Tiên đã giảm mạnh trong tháng 12/2017 xuống mức thấp nhất kể từ năm 2014, khi bắt đầu áp lệnh trừng phạt của LHQ đối với Bình Nhưỡng về chương trình hạt nhân.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất