| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc bị hối thúc giãn, xóa nợ cho châu Phi

Thứ Năm 07/05/2020 , 08:59 (GMT+7)

Đất nước tỷ dân đang nắm trong tay đến 1/3 số nợ nước ngoài của châu Phi.

Công nhân Trung Quốc và châu Phi làm việc trên một dự án hạ tầng có vốn vay từ Bắc Kinh. Ảnh: FT.

Công nhân Trung Quốc và châu Phi làm việc trên một dự án hạ tầng có vốn vay từ Bắc Kinh. Ảnh: FT.

Nhiều lãnh đạo ở châu Phi đã đưa ra đề nghị muốn Trung Quốc làm rõ nước này có thể giúp gì châu lục mà Trung Quốc là đối tác thương mại đồng thời là chủ nợ lớn nhất, khi đại dịch Covid-19 tàn phá nền kinh tế khu vực và “thổi bay” hơn 20 triệu việc làm đến thời điểm này.

Hãng tin AP cho biết, khi Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế phối hợp đưa ra gói chính sách cứu trợ khẩn cấp song hành cũng các quyết định xóa nợ hàng tỷ USD thì sự kỳ vọng vào chủ nợ Trung Quốc của các nước châu Phi vẫn vấp phải sự im lặng từ Bắc Kinh.

Trung Quốc đang nắm trong tay 1/3 số nợ nước ngoài của châu Phi. Nhiều năm qua, nhu cầu phát triển hạ tầng từ đường sá đến các trạm thủy điện đã khiến nhiều nước châu Phi ngập trong nợ nần.

Tình trạng nguy hiểm đến mức giới quan sát lo lắng về nguy cơ bẫy nợ và khả năng mất chủ quyền đối với nhiều nước.

Ở không ít nơi, thậm chí với cả các nước xuất khẩu dầu mỏ khá mạnh như Angola, các chương trình chi tiêu chính phủ mất kiểm soát không chỉ để lại núi nợ mà trước mắt nhu cầu bức thiết như giáo dục hay chăm sóc y tế còn bị bỏ bẵng.

Tại Uganda, Bộ trưởng Tài chính Matia Kasaija không ít lần nhắc đến “cơn khát” vay vốn, ngân sách càng thâm thụt thì vay càng nhiều để bù lại để cho guồng máy dựa trên tiền vay hoạt động. Số liệu đến năm 2018 cho biết nước này nợ nước ngoài hơn 10 tỷ USD, 1/3 số đó là của Trung Quốc.

Hành khách trên tuyến xe lửa được Trung Quốc đầu tư mới đưa vào vận hành tại Cộng hòa Djibouti.

Hành khách trên tuyến xe lửa được Trung Quốc đầu tư mới đưa vào vận hành tại Cộng hòa Djibouti.

Bộ trưởng Tài chính các nước châu Phi đề xuất gói kích thích kinh tế 100 tỷ USD khắc phục hậu quả đại dịch Covid-19, trong đó có 44 tỷ từ nguồn ngừng trả nợ quốc tế ngay trong năm 2020 và sang năm 2021 có để cần thêm 50 tỷ USD. EU sẽ có cam kết trong một hội nghị dự kiến vào tháng 5 này. IMF hủy nghĩa vụ trả nợ trong 6 tháng tương đương 500 triệu USD cho 19 nước châu Phi. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi Trung Quốc sớm hành động vì đây là “trách nhiệm đạo đức”.

“Đất nước chúng tôi có quan hệ gần gũi với Trung Quốc, nhưng họ chẳng nói gì”, Bộ trưởng Kasaija than thở với AP khi nhắc đến khó khăn do đại dịch gây ra những ngày này.

Angola, quốc gia sản xuất dầu lớn thứ hai châu Phi nợ Trung Quốc đến 42,8 tỷ USD, hàng năm trả nợ bằng dầu một nửa số lượng khai thác nên cũng chẳng còn nhiều để bán ra thị trường hỗ trợ nền kinh tế đang lao đao.

Bộ trưởng Tài chính Ghana, ông Ken Ofori-Atta nói nước ông cũng kỳ vọng nhiều vào Trung Quốc và lúc nào cũng “chờ đợi cái gì đó lớn hơn nữa từ Bắc Kinh”.

Ông phát biểu tại một diễn đàn mới đây do Trung tâm Phát triển toàn cầu có trụ sở ở Washington (Mỹ): “Tôi nghĩ nợ của châu Phi với Trung Quốc hiện khoảng 145 tỷ USD, năm nay nợ phải trả là 8 tỷ, bối cảnh này cần có bàn thảo thêm”.

Đến thời điểm này, Trung Quốc chưa đưa ra chính sách nào hỗ trợ các con nợ châu Phi.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian chỉ nói “mọi chuyện sẽ được giải quyết qua đường ngoại giao”. Bộ này cho biết thêm, Trung Quốc đã phải vượt khó khăn để gửi các chuyến hàng y tế và sẽ tiếp tục trong thời gian tới.

Viện Nghiên cứu châu Phi thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ) có con số nợ của châu Phi với Trung Quốc gần giống với con số của Bộ trưởng Tài chính Ghana, ở mức 143 tỷ USD. Nghiên cứu của Viện này phân tích rằng mục tiêu của Trung Quốc tung tiền sang châu Phi là thu lời thương mại, nên việc giảm nợ, xóa nợ hay viện trợ mới bằng tiền ít khả năng xảy ra.

Nathan Hayes - nghiên cứu viên chỉ ra rằng, khi các con nợ không còn khả năng chi trả, giải pháp họ khó tránh được là bán lại nợ, và giới chủ nợ luôn sẵn sàng đón long để thâu tóm. Có hai ví dụ các chủ nợ Trung Quốc đã làm điều này.

Một là tập đoàn nhà nước China Merchants Group mua lại một nửa cổ phần cảng của Sri Lanka năm 2017 khi nước này không trả nổi khoản vay 1,5 tỷ USD để xây cảng đó.

Hai là tại Ethiopia, Trung Quốc đồng ý xóa lãi vay vòa năm 2018 nhưng đổi lại tập đoàn State Grid được quyền thâu tóm cổ phần tương đương 1,8 tỷ USD tại công ty điện lực quốc gia Ethiopia.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.