| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc đối phó vấn nạn ung thư: Chỉ biết cầu thần khấn Phật

Thứ Tư 01/07/2015 , 06:15 (GMT+7)

Những cái chết đau đớn, vật vã ám ảnh cuộc sống những nông dân Trung Quốc chẳng may phải ở cạnh những nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm./ Mỗi năm 2 triệu người mắc bệnh

Họ buộc phải tự tìm cách cứu mình trước khi chờ đợi phép màu đến.

Miền Đông Trung Quốc, đặc biệt là các khu vực ven biển được cho là nơi sinh ra những câu chuyện thần thoại về phát triển kinh tế. Thế nhưng đi kèm nó là những ngôi làng ung thư khiến người ta sởn gai ốc mỗi khi nhắc tới.

Ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, mức bùng phát ghê gớm của các loại bệnh ung thư khiến người dân sợ hãi. Không chỉ có thế, trước kia đa phần người mắc ung thư là trung niên, nhưng nay thì căn bệnh này cũng chẳng tha những em nhỏ. Người thân có thể ra đi bất cứ lúc nào. Trong hoàn cảnh ấy, nông dân Trung Quốc đã xoay xở thế nào trong cuộc chiến với thần chết?

Cắn răng dùng nước nhiễm độc

Hoàng Thạch Hà, một trong những con sông “chết” nổi tiếng ở Trung Quốc, nhà máy khai thác khoáng sản nơi này đã biến 50km quãng đường trên sông biến thành nguồn nước độc với vô số kim loại nặng có thể giết chết bất cứ sinh vật nào.

Năm 2005, các giáo sư thuộc Đại học Nông nghiệp Hoa Nam từng làm thực nghiệm với mẫu nước ở dòng sông này, kết quả sau đó khiến nhiều người cực kỳ sợ hãi.

Box:

Họ lấy mẫu nước Hoàng Thạch Hà, làm loãng đi 10.000 lần sau đó thả những động vật, thực vật sống dưới nước vào. Nhưng tất cả chúng chỉ sống được không quá 24h.

40 năm qua, 200 dân làng lần lượt theo nhau xuống suối vàng bởi ung thư, mà nguyên nhân được xác định chắc chắn do sống gần nguồn nước độc hại. Ngôi làng Thượng Bá trở thành cái tên kinh điển cho sự ô nhiễm trầm trọng cả nguồn nước lẫn thổ nhưỡng.

Dân làng Thượng Bá kéo nhau lên chính quyền đòi giải quyết, báo chí vào cuộc, giới nghiên cứu cũng đổ về làng tìm cách giúp dân. Chính quyền tỉnh Quảng Đông và xí nghiệp khoáng sản cũng bỏ tiền xây bể chứa nước sạch trên núi, dựng đường ống dẫn nước sạch về đến tận nhà.

Yêu cầu tuyệt đối không dùng nước giếng cũng được đưa ra. Nước sông thậm chí còn không được dùng để tưới cây.

Tuy nhiên, những công trình nói trên không giải quyết được nhu cầu dùng nước của dân làng. Từ những công trình trị giá hàng triệu NDT cho đến vài chục ngàn NDT đều không đủ sức giải quyết vấn đề.

Cho đến nay, không ít dân làng Thượng Bá vẫn cắn răng dùng nước giếng dù họ thừa biết nó có độc. Có ý kiến nói họ nghèo, không đủ tiền đóng góp mua đường ống dẫn nước, mua nước hàng tháng. Ý kiến khác nói họ quá thiển cận khi tiếc vài đồng mua nước để rồi chuốc lấy bệnh tật, chuốc lấy cái chết mòn mỏi, vật vã.

Nhưng dù thế nào đi nữa, vẫn chưa có ai đưa ra được giải pháp vừa phát triển kinh tế vừa cân bằng môi trường - đặc biệt là ở “sông chết” Hoàng Thạch Hà.

Cầu thần khấn Phật

Với người bị ung thư ở Trung Quốc, đặc biệt là dân vùng nông thôn, bóng ma tử vong chắc chắn sẽ đeo bám họ đến cùng, không lối thoát. Điếu văn, khăn tang, nhạc hiếu... bốn mùa đều xuất hiện ở những ngôi làng ung thư.

Khắp nơi trong làng, người ta cũng thấy những quảng cáo từ đơn giản đến màu mè quảng bá cách chữa ung thư.

Khốn cùng, tuyệt vọng, không ít bệnh nhân ở nông thôn tìm cách cầu cứu những “bác sỹ” không bằng cấp, không giấy phép hành nghề. Một vài người khác, tìm sự giúp đỡ bằng cách thờ cúng với hy vọng trời sẽ rủ lòng thương.

Làng ung thư Tôn Doanh ở tỉnh Hà Nam là một nơi như thế. Năm 1999, không chịu đựng nổi khi chứng kiến bà con họ hàng, chòm xóm lần lượt từ giã cõi đời vì ung thư, Tôn Chấn Vũ quyên góp được 2.500 NDT sửa sang lại miếu Hoa Đà (vị danh y thời Tam Quốc).

Tôn bảo, cứ ngày rằm và mùng 1 hàng tháng, cầu khấn ở đây sẽ vô cùng linh nghiệm. Một mực giữ lòng tin vào miếu Hoa Đà, nhưng linh nghiệm ở đâu chưa thấy, chỉ biết rằng vợ Tôn thì bỗng dưng liệt nửa người, người thợ điêu khắc tượng Hoa Đà cũng đã qua đời vì ung thư.

Trong làng còn có Tôn Hạc Cầm, vốn là cô gái làng khác về đây làm dâu năm 19 tuổi. Bảy năm sau, Tôn mắc bệnh ung thư trực tràng, trải qua 4 lần phẫu thuật, 12 lần hóa trị, tiêu tốn hơn 70.000 NDT mới giữ được mạng sống. Nhưng ngôi nhà của hai vợ chồng giờ đây gần như chỉ còn 4 bức tường, đồ đạc bán sạch sẽ vẫn chưa đủ trả cho khoản nợ cao hơn núi với gia đình này.

14-16-05_ung-thu1
Nông dân Trung Quốc vật vã chống chọi ung thư

Không biết làm gì, hai vợ chồng bắt đầu theo đạo Cơ đốc, cứ mỗi thứ 6 hàng tuần, cô vợ ngồi trên xe lăn được chồng đẩy tới nhà thờ cầu nguyện với hy vọng lấy lại sức khỏe trước kia. Trong giáo đường, cũng có hàng chục người như họ, đa số đều mắc ung thư.

Tự cứu

Tại một ngôi làng ung thư mang tên Hậu Vương Cách Trang, dân làng cử ra một người đi thu thập tài liệu, chứng cứ về việc các xưởng SX xung quanh thải ra chất độc làm ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí. Suốt nhiều năm trời kiện cáo, kết quả là con số 0 tròn trĩnh.

Kiện lên xã, xã bảo việc này do huyện đầu tư, xã không xử lý nổi. Mang hồ sơ lên huyện, huyện bảo các mẫu xét nghiệm không hợp chuẩn, không do cơ quan chức năng thực hiện nên không xử lý.

Dân làng chỉ biết oán thán vì sau huyện kêu gọi đầu tư rồi mời những đơn vị ở nơi khác về lập xưởng SX gây ô nhiễm. Vài người khác chỉ biết thở vắn than dài số phận xui xẻo, ở ngay cái nơi hàng ngày hít chất độc, uống nước độc.

Chuyên gia môi trường Lâm Cảnh Tinh từng làm cuộc điều tra ở hàng trăm làng ung thư Trung Quốc, và ông rút ra kết luận: Đối với những làng bị ô nhiễm, người dân muốn có chứng cứ để kiện cáo rất khó. Cả Trung Quốc chỉ có hai phòng xét nghiệm đạt chuẩn để có thể xác nhận mẫu cho người dân mang đi kiện.

Cùng đường, dân làng chỉ còn biết nhờ người sưu tầm các cách chống ung thư trên mạng Internet rồi về phổ biến cho nhau. Họ không thể biết khi nào mọi chuyện mới trở lại như xưa.

Xem thêm
Nuôi trâu, bò vỗ béo gặp khó khi giá xuống thấp

Trước tình trạng giá trâu, bò thịt giảm, các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh giảm số lượng nuôi, có hộ thậm chí tạm dừng.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân thắng lớn, giá tăng 2.000 đồng/kg so với năm trước

Lúa đông xuân năm nay tại Trà Vinh được mùa, hiện giá lúa cũng đang ở mức cao, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước.