| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc mở 'mỏ vàng' 44 nghìn tỉ đô

Thứ Hai 22/07/2019 , 10:14 (GMT+7)

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế giảm sút đồng thời xung đột thương mại với Mỹ gia tăng, chính quyền Trung Quốc vừa thông qua kế hoạch mở cửa thị trường tài chính trong nước đối với các tổ chức quốc tế.

Mở rộng cửa

Trên thực tế, việc Trung Quốc mở cửa thị trường tài chính đã được bàn đến từ lâu. Bắc Kinh cũng đã có những bước đi nhằm chuẩn bị cho tương lai phải dành thêm “sân chơi” cho các nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, xung đột thương mại với Mỹ có vẻ như đã thúc đẩy Trung Quốc phải đẩy các bước đi của mình diễn ra sớm hơn.

Người đàn ông bước qua Trung tâm tài chính Thượng Hải (Trung Quốc).

Theo AFP, hồi tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đã chấp thuận cơ chế riêng cho 2 đơn vị bảo hiểm của châu Âu và Allianz của Đức được phép mở chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Trung Quốc. Một đơn vị khác của Pháp là Axa cũng được phép nắm quyền kiểm soát tại liên doanh đầu tư tại nước này. Tới tháng 12, giới chức Trung Quốc cũng cho phép một ngân hàng Thuỵ Sỹ hưởng cơ chế riêng trong liên doanh. 

Bloomberg cho biết một loạt các cơ chế khác sẽ được Trung Quốc áp dụng khi mở cửa thị trường tài chính nước này với các nhà đầu tư quốc tế. Cụ thể như, Trung Quốc sẽ xoá bỏ giới hạn sở hữu với nhà đầu tư nước ngoài tại các quỹ, công ty chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ vào năm 2020, sớm hơn 1 năm so với chương trình trước đây vào năm 2021.

Các công ty xếp hạng tín nhiệm nước ngoài có thể xếp hạng mọi trái phiếu niêm yết trên sàn giao dịch và thị trường liên ngân hàng, các định chế nước ngoài có thể là nhà bảo lãnh chính trên thị trường trái phiếu liên ngân hàng. Trung Quốc cũng bỏ quy định các công ty bảo hiểm nước ngoài phải có 30 năm kinh nghiệm mới được vào thị trường nước này. Các công ty bảo hiểm nước ngoài cũng có thể nắm hơn 25% cổ phần tại các công ty bảo hiểm quản lý tài sản nội địa. 

Theo Bloomberg, với quy mô lên tới 44.000 tỉ USD, Trung Quốc là thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên từ trước đến nay, các công ty quốc tế luôn đối diện với rủi ro từ môi trường pháp lý không rõ ràng ở Trung Quốc, cũng như sự hậu thuẫn của chính quyền cho những đối thủ của họ.
 

Tăng trưởng giảm

Xung đột thương mại với Mỹ là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phải thực hiện các bước mở rộng thị trường tài chính sớm hơn so với kế hoạch. AFP cho biết các quyết sách trên của Bắc Kinh được đưa ra sau một hội nghị do Phó thủ tướng Lưu Hạc chủ trì mới đây, trong đó giới chức Trung Quốc bàn biện pháp xử lý những nguy cơ về tài chính trước mắt. 

Các dữ liệu kinh tế hồi giữa tháng 7 này cho thấy, tăng trưởng của Trung Quốc đang sụt giảm đã khiến giới lãnh đạo nước này không khỏi lo lắng. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc quý II/2019 chỉ đạt 6,7%, mức thấp nhất trong 27 năm qua. Kể từ khi xung đột thương mại với Mỹ bùng phát, đồng Nhân dân tệ cũng rớt giá với mức cao nhất vừa qua lên tới 6,2%. Trung Quốc trước đó đã đưa ra nhiều giải pháp, gồm cả cắt giảm thuế quy mô lớn nhưng vẫn chưa chặn được đà suy giảm tăng trưởng. 

Sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka (Nhật Bản), đôi bên nhất trí tạm thời “ngừng bắn”. Tuy nhiên từ đó tới nay, tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra khá chậm chạp và chưa hứa hẹn triển vọng lạc quan nào.

(Theo SCMP, AFP, Bloomberg)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.