| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc muốn 'hạ bệ' Tổng thống Trump?

Thứ Hai 08/10/2018 , 10:30 (GMT+7)

Washington cáo buộc Bắc Kinh đang tăng các hoạt động can thiệp vào cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ, đồng thời tìm cách hạ bệ Tổng thống Donald Trump do việc ông phát động đối đầu thương mại chống Trung Quốc.

Thách thức lợi ích của Mỹ

Giới phân tích lâu nay vẫn suy đoán về các mục tiêu Tổng thống Donald Trump hướng tới khi phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Mỹ đã lần lượt áp các mức thuế suất 25% và 10% lên tổng cộng 250 tỉ USD hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc. Gói mới nhất có hiệu lực từ ngày 24/9 vừa qua, và ông Trump không ngần ngại tuyên bố sẽ tiếp tục áp đặt thuế suất lên gói hàng hoá mới nếu tới ngày 1/1/2019, Trung Quốc không chịu nhượng bộ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) từng được mô tả là có quan hệ cá nhân tốt với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Về mặt công khai, ông Trump cho biết Mỹ muốn giảm mức thâm hụt thương mại với Trung Quốc, lên tới 375 tỉ USD vào năm 2017. Chính quyền Washington đồng thời cáo buộc Bắc Kinh đánh cắp bí mật công nghệ Mỹ, buộc các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở nước này phải chuyển giao công nghệ, thực hiện chính sách thương mại không công bằng. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bài phát biểu của Phó Tổng thống Mike Pence hồi tuần trước tại Nhà Trắng, có thể thấy Mỹ không chỉ nhắm tới các lợi ích về thương mại khi tung đòn áp thuế với Trung Quốc.

Trong bài phát biểu của mình, ông Pence cho biết kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng ở mức 9% hoặc thấp hơn trong 17 năm qua, để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu. Bắc Kinh đã sử dụng lợi thế về tài chính, thực hiện chính sách “ngoại giao nợ nần”, ép buộc nhiều quốc gia vào vòng ảnh hưởng của mình. Ông Pence lấy một ví dụ như Sri Lanka, sau khi trở thành “con nợ” của Trung Quốc đang có khả năng phải để Bắc Kinh xây dựng một cảng quân sự ở nước này. Cách đây không lâu, Trung Quốc cũng khiến 3 nước Mỹ Latinh cắt quan hệ với Đài Loan (Trung Quốc).

Theo Phó Tổng thống Mike Pence, Trung Quốc đang muốn đẩy Mỹ khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương, ngăn cản Washington hỗ trợ các đồng minh, đồng thời thiết lập quan hệ riêng với các đồng minh hoặc kẻ thù của Mỹ.
 

“Hất cẳng” ông Trump?

Cũng theo ông Mike Pence, Trung Quốc bằng nhiều cách thức khác nhau đang gia tăng ảnh hưởng ngay tại Mỹ, can thiệp vào nền chính trị dân chủ nước này. Đặc biệt sau khi Tổng thống Donald Trump phát động đối đầu thương mại với Trung Quốc, Bắc Kinh đã tăng tuyên truyền hòng làm suy yếu sự ủng hộ đối với ông Trump. “Trung Quốc muốn một Tổng thống Mỹ khác”-ông Mike Pence cho biết.

Theo giới phân tích, bài phát biểu của ông Mike Pence cho thấy nhiều vấn đề. Đầu tiên, rõ ràng Mỹ đã cảm nhận được mối đe doạ tiềm ẩn từ phía Trung Quốc, sau khi nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Thương mại chỉ là 1 góc vấn đề. Như chính ông Pence cho biết, Trung Quốc đã cho quân sự “bằng cả châu Á cộng lại”, kết nối với cả đồng minh và kẻ thù của Mỹ. Thứ 2, thực tế này dẫn tới một khả năng, Mỹ sẽ chưa dừng lại trong cuộc đối đầu về thương mại với Trung Quốc, ít nhất trong ngắn hạn.

Và cuối cùng, bài phát biểu của ông Mike Pence chắc chắn nhắm tới cả cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ, diễn ra trong 2 tháng tới. Đảng Cộng hoà và ông Trump, theo các khảo sát gần đây, đang nhận được ít sự ủng hộ hơn so với đảng Dân chủ. Theo khảo sát, cứ 10 người phản đối Tổng thống Trump thì 8 người sẵn lòng bầu cho ứng viên Hạ viện của đảng Dân chủ. Có đến 60% số người được hỏi cho rằng Hạ viện cần phải do đảng Dân chủ chiếm đa số để kiểm soát Tổng thống. Đây là những tín hiệu xấu đối với Tổng thống Trump.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất