| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc nghiễm nhiên có trong tay cái gọi là 'quyền lực mềm'

Thứ Ba 03/10/2017 , 13:03 (GMT+7)

Việt Nam đã có thời điểm phải đề nghị Trung Quốc xả nước để chống hạn hán và điều này không hề dễ chịu đối với các bên, cho dù Trung Quốc đã cho mở cửa xả đập Cảnh Hồng trong một tháng.

Nhưng Trung Quốc cũng nhanh chóng đổ tội cho các nguyên nhân tự nhiên đối với nạn hạn hán và cho rằng các con đập không có lỗi. Theo chuyên gia quan hệ quốc tế Jeremy Luedi, với vị thế đầu nguồn nước, Trung Quốc nghiễm nhiên có trong tay cái gọi là “quyền lực mềm”.
 

Những lời hoa mỹ

“Để giúp các nước đối phó với hạn hán, Chính phủ Trung Quốc quyết định khắc phục những khó khăn đang phải đối mặt và nỗ lực ở mức cao nhất”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói. “Những lời nói hoa mỹ đó tô vẽ nên hình ảnh một Trung Quốc cao thượng, cho dù thực tế là các dự án hạ tầng của nước này là một trong những nguyên nhân hàng đầu cho vấn đề của khu vực”, Luedi viết trên globalriskinsights.com.

Trung Quốc, theo Luedi, có lịch sử “gồ ghề” về chuyện quản lý nguồn nước: họ là một trong số ba quốc gia ít ỏi bỏ phiếu chống lại Công ước về nước của Liên Hợp Quốc năm 1997. Người ta nói rằng, Trung Quốc đã cho xây khu bảo tồn thiên nhiên Tam Giang Nguyên ở khu vực thượng nguồn sông Mekong thuộc tỉnh Thanh Hải. (Khu vực này cũng là vùng đầu nguồn của hai con sông lớn nhất Trung Quốc là Dương Tử và Hoàng Hà.

15-05-38_635011073047330000
Khu bảo tồn Tam Giang Nguyên, nơi ba dòng sông lớn Dương Tử, Hoàng Hà và Mekong khởi phát (chinesetimeschool.com)

“Tam Giang Nguyên” có nghĩa là đầu nguồn ba con sông - PV). Một số khu vực khác xung quanh các địa danh được UNESCO công nhận cũng được đưa vào diện bảo tồn, tuy nhiên đây không thể được coi là biểu hiện của ý thức bảo vệ môi trường các con sông nếu xét đến những gì Chính phủ Trung Quốc thực hiện với dòng Mekong.

Là một phần của sáng kiến “Một vành đai, một con đường” do Trung Quốc khởi xướng, nước này được nói là muốn dùng mìn “dọn dẹp” dòng chảy đầu nguồn Mekong, vốn nông và nhiều ghềnh đá, để từ nay đến năm 2020 tạo ra thủy lộ dài 890km từ cảng Simao, Vân Nam (Trung Quốc) tới Luang Prabang ở Lào. Mặc dù tàu bè đã có thể đi lại trên nhiều đoạn của Mekong, Trung Quốc vẫn muốn tàu cỡ 500 tấn đi xuống được vùng hạ du.

Một kế hoạch tương tự do Thái Lan đề xuất năm 2003 đã bị đình lại sau khi một bản đánh giá tác động môi trường nói kế hoạch này “sai lầm cơ bản”. Nhưng theo Luedi, cũng từ đó, Thái Lan đứng đằng sau ủng hộ Trung Quốc trong kế hoạch này. Và hồi tháng 5 vừa qua, chuyến tàu lớn đầu tiên chở theo du khách Trung Quốc, đi kèm là 180 nhà báo, đã theo dòng Mekong cập cảng Thái Lan.
 

Tận thu cát

Không chỉ có nhu cầu khổng lồ về năng lượng, dân số 1,4 tỷ người cùng tốc độ đô thị hóa nhanh chóng biến Trung Quốc thành quốc gia tiêu thụ cát ở mức khủng khiếp: chỉ trong giai đoạn 2013-2017, nước này tiêu thụ số bê tông lớn hơn toàn bộ khối lượng nước Mỹ dùng trong thế kỷ 20.

Khi nhu cầu vượt quá khả năng cung cấp, các công ty Trung Quốc vươn tới các dòng sông để tìm mọi cách múc cát đem bán. Khai thác cát trái phép từ lâu là một vấn đề nghiêm trọng, bên cạnh các hoạt động khai thác được chính quyền cho phép.

Sau nhiều năm, Trung Quốc đã cấm khai thác cát dọc sông Dương Tử bắt đầu từ năm 2000, nhưng những kẻ khai thác cát đã kịp thời chuyển địa điểm. Và mặc dù vấn nạn khai thác cát trên sông Dương Tử là lời cảnh báo đối với Trung Quốc, nước cho phép khai thác cát ở thượng nguồn Mekong, và cũng là cảnh báo đối với các quốc gia vùng hạ du. Lượng cát và trầm tích theo dòng chảy về xuôi ngày càng ít đi sau khi Mekong và các phụ lưu chảy trên các cao nguyên Tây Tạng, đi qua nhiều hồ chứa và đập trên đất Trung Quốc. Tình hình lại càng thêm phức tạp khi tại nhiều nước cuối nguồn, tình tạng khai thác cát bừa bãi cũng rất phổ biến: chỉ riêng năm 2011, đã có hơn 50 triệu tấn cát bị múc lên. Số cát này lớn hơn mức độ mà dòng Mekong có thể sản sinh ra rất nhiều, có nghĩa là người ta đã “ăn” cả lớp đất ở đáy sông.

Ít phù sa hơn nghĩa là đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam từ nay không thể tự tái tạo độ màu mỡ và rồi dần biến mất trước sức rửa trôi của thủy triều.

15-05-38_thilnd-mekong-chinese-crgo-ships-2017
Công nhân dỡ hàng từ một tàu Trung Quốc đang neo đậu tại cảng Chang Saen, Thái Lan (atimes.com)

Nguy hiểm hơn nữa đối với các nước hạ nguồn là thực tế rằng họ bị phụ thuộc vào các chính sách của Trung Quốc, nước đầu nguồn Mekong. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang trong tình trạng mất an ninh nghiêm trọng về nguồn nước. Lượng nước ngọt có thể tái tạo tính trên đầu người ở nước này đã sụt giảm chỉ còn một nửa nếu so với thập niên 60 của thế kỷ trước, do dân số tăng và các hoạt động công nghiệp bùng nổ. Hiện tại lượng nước ngọt trung bình tính theo đầu người ở Trung Quốc chỉ bằng 1/3 mức trung bình của thế giới.

Và để làm dịu cơn khát của họ, Trung Quốc có thể nắn dòng hoặc chặn nước Mekong cho dù điều này có gây nguy hiểm tới đời sống của người dân các nước hạ nguồn.

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất