| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc phải từ bỏ yêu sách đường 9 đoạn ngay lập tức

Thứ Năm 18/08/2016 , 07:45 (GMT+7)

Đó là ý kiến của GS. Jeong Gab Yong, Đại học Youngsan, Hàn Quốc để giải quyết tranh chấp biển Đông tại Hội thảo quốc tế “Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn biển Đông” được Trường ĐH Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) phối hợp Trường ĐH Nha Trang...

17-19-11_1
Toàn cảnh hội thảo Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn biển Đông

Đó là ý kiến của GS. Jeong Gab Yong, Đại học Youngsan, Hàn Quốc để giải quyết tranh chấp biển Đông tại Hội thảo quốc tế “Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn biển Đông” được Trường ĐH Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) phối hợp Trường ĐH Nha Trang tổ chức vào ngày 17/8, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Hội thảo với sự tham gia 100 đại biểu bao gồm các học giả, nhà nghiên cứu quốc tế và Việt Nam có kiến thức chuyên sâu về Luật Biển quốc tế.

 

Quy chế pháp lý của đảo và đá

PGS.TS Phạm Đăng Phước, Trường ĐH Phạm Văn Đồng, cho biết, Hội thảo diễn ra trong bối cảnh tình hình biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp. Trung Quốc trong thời gian qua tiếp tục gia tăng các hành động đơn phương, đẩy nhanh quá trình quân sự hóa ở khu vực biển Đông đã gây quan ngại sâu sắc cho các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.

Vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc ngày 12/7 vừa qua đã được Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết cuối cùng, mang tính ràng buộc các bên trong vụ kiện cũng đã mang đến những cơ hội và hy vọng mới cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp ở khu vực biển Đông.

17-19-11_2
GS. Erik Franckx - Trưởng Khoa Luật quốc tế và Châu Âu, GĐ Trung tâm Luật quốc tế, Vrije Universiteit Brussel, Bỉ

 

TS. Phước cũng cho rằng, việc nghiên cứu, làm rõ vấn đề quy chế pháp lý của đảo, đá càng có ý nghĩa hơn trong trong bối cảnh khu vực biển Đông, nơi tồn tại không chỉ các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa mà còn có sự giải thích khác nhau về quy chế pháp lý của các đối tượng tranh chấp này.

TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ đã có bài phát biểu về quy chế pháp lý của các cấu trúc địa lý ở quần đảo Trường Sa.

Theo khoản 3, điều 121, UNCLOS 1982 đã quy định rất rõ hiệu lực khi xác lập các vùng biển và thêm lục địa. Đảo nào thích hợp cho đời sống của con người và đời sống kinh tế riêng thì có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Còn đảo nào không thích hợp cho người sinh sống và không có đời sống kinh tế riêng thì chỉ có lãnh hải không quá 12 hải lý, không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

17-19-11_3
Bà Amy Searight, Nghiên cứu viên cao cấp CSIS

Như vậy theo phán quyết của PCA thì đảo Trường Sa, Nam Yết, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Ba Bình, Thị Tứ… vẫn là đảo đúng theo quy định tại khoản 1, điều 121, UNCLOS 1982, cho dù chúng không đủ điều kiện để xác lập vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

Liên quan về quy chế pháp lý, các đảo và đá chìm ở Trường Sa, GS. Erik Franckx - Trưởng Khoa Luật quốc tế và châu Âu, GĐ Trung tâm Luật quốc tế, Vrije Universiteit Brussel, Bỉ cho rằng, sau phán quyết của PCA thì Việt Nam sẽ được hưởng lợi. Hơn nữa Việt Nam không phải nước chủ động đưa ra sáng kiến kiện Trung Quốc cho nên Việt Nam không chịu áp lực như bây giờ Philippines đang phải chịu từ phía Trung Quốc.

 

Bác bỏ đường 9 đoạn của Trung Quốc

GS. Jeong Gab Yong, Đại học Youngsan, Hàn Quốc cho rằng, hiện nay nhiều nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia… cung cấp nhiều chứng cứ lịch sử về biển Đông và ngay cả Hàn Quốc cũng đã qua lại trên khu vực biển Đông từ nhiều năm trước đây. Vì vậy, Trung Quốc không thể có quyền lịch sử riêng biệt trên biển Đông.

Hơn nữa, đường 9 đoạn của Trung Quốc rất mập mờ và mơ hồ nên không thể có hiệu lực pháp lý được; bởi vì nó không nói rõ nội dung là gì, liên quan thực thể nào. Bên cạnh đó, một vài bản đồ mà Trung Quốc đưa ra hoàn toàn giống nhau và Trung Quốc chưa bao giải thích ý nghĩa chính xác của đường 9 đoạn này.

“Kết luận của tôi về đường 9 đoạn mà Trung Quốc đã quyết liệt đưa ra yêu sách đối với các đảo cũng như vùng nước là vấn đề chính trong tranh chấp biển Đông. Và nó đã xác định không có giá trị, bởi vì tính chất về địa lý ở trong các bản đồ này không rõ ràng và không thể nào có được vùng lãnh thổ có chủ quyền ở khu vực hoàn toàn chìm dưới mặt nước, bên ngoài lãnh hải của mình. Vậy cho nên yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế.

17-19-11_4
Việt Nam có nhiều bằng chứng lịch sử chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

 

Mặt khác, tranh chấp ở biển Đông cần giải quyết phù với các nguyên tắc đã được thừa nhận rộng rãi của luật quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển năm 1982. Đặc biệt, Trung Quốc là một quốc gia có trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh trong cộng đồng quốc tế, bởi Trung Quốc là 1 trong 5 thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Theo quan điểm của tôi, nguyên nhân gây ra tranh chấp ở biển Đông là do yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc. Do đó, để giải quyết tranh chấp trên biển Đông một cách hòa bình thì Trung Quốc cần phải từ bỏ yêu sách đường 9 đoạn một cách tự nguyện và ngay lập tức”, GS. Jeong Gab Yong nêu quan điểm.

Bà Amy Searight, Nghiên cứu viên cao cấp Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược quốc tế - CSIS cho rằng, phán quyết của PCA có ảnh hưởng tạo tiềm lực tốt về việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ cho các nước. Ảnh hưởng chiều sâu về phán quyết này là tính ràng buộc; tuy nhiên chúng ta không có một lực lượng nào để thực thi phán quyết này.

Vì vậy, bà Amy Searight khuyến cáo để giải quyết tranh chấp không chỉ trong khu vực, biển Đông... các nước phải kiên định, đoàn kết cùng nhau nhận ra rằng phải có trách nhiệm và đạo đức để bắt buộc Trung Quốc tôn trọng phán quyết của luật pháp quốc tế.

 

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Mộc Châu chính thức được công nhận là Khu du lịch quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) vừa ký Quyết định công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.