| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc thắt chặt tiểu ngạch: [Bài 2] Khó khăn bủa vây ngư dân

Thứ Tư 30/10/2019 , 08:19 (GMT+7)

Giá bán tụt dốc, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, thiếu hụt nhân công lao động công trầm trọng là những gì bà con ngư dân và ngành đánh bắt thủy hải sản tại tỉnh Quảng Trị đang phải đối mặt hiện nay.

18-58-42_qt_-_dnh_bt_1
Đa số sản phẩm cá tươi được ngư dân bán cho các cơ sở sấy hấp cá khô xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: Tâm Phùng.

Ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão gây mưa to gió lớn, ông Trần Đình Cảm, Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) cùng cơ quan chức năng ra Cảng cá Cửa Việt kiểm tra số lượng tàu thuyền về trú ẩn mưa bão.

Ông cho biết, đội tàu đánh bắt xa bờ của địa phương có hơn 160 chiếc, mỗi chiếc có công suất từ 90CV đến 800 CV, phần lớn khai thác chủ yếu cá nục, cá thu, cá hố… ở ngư trường Vịnh Bắc bộ, Hoàng Sa và Trường Sa. Thị trường tiêu thụ chính của mặt hàng nói trên là Trung Quốc.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngư dân thị trấn biển Cửa Việt nói riêng và nghề đánh bắt thủy hải sản tỉnh Quảng Trị đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất cập.

Ông Bùi Đình Hùng, trú tại khu phố 7, thị trấn Cửa Việt chia sẻ, những năm trước mỗi chuyến ra khơi của tàu ông đi tầm 10 ngày, có thể thu về 200-300 triệu đồng tiền lãi sau khi trừ các khoản chi phí.

Tàu của ông Hùng chủ yếu đánh bắt cá hố, nhưng năm nay giá cả của nhiều loại thủy sản đồng loạt giảm sút, thậm chí thấp hơn nửa giá so với mọi năm nên thu nhập đem về thấp hơn hẳn.

Theo ông Hùng, cá hố loại 1 hiện có giá 110 ngàn đồng/kg (các năm trước 130 đến 150 ngàn đồng/kg), loại 2 thì giá chỉ bằng một nửa loại 1, khoảng 50-60 ngàn đồng/kg.

Cá nục còn điêu đứng hơn khi giá chỉ khoảng 10 ngàn đồng/kg, lúc thấp nhất chỉ còn 5.000 đồng/kg, thấp đến hơn nửa giá so với những năm trước.

Giá bán giảm mạnh khiến thu nhập của ngư dân giảm sút rõ rệt, nhiều tàu ra khơi phải nợ tiền dầu, tiền nhân công, lương thực, thực phẩm, tiền đá lạnh trữ cá của các nhà cung cấp dịch vụ...

Đánh bắt thủy hải sản xa bờ là nghề mang lại thu nhập khá lớn cho ngư dân Quảng Trị từ lâu nay. Nhưng đầu năm 2019 đến nay bà con ngư dân đang gặp cảnh éo le, không ít chuyến tàu ra khơi tay trắng trở về trong khi chi phí mỗi chuyến đi lên đến 30-50 triệu đồng. Bây giờ thêm tình trạng hàng hóa khó xuất khiến ngư dân gặp nhiều khó khăn và ngày càng không mấy mặn mà với nghề biển.

Song song với việc giá thành giảm sút, sự thiếu hụt nhân lực lao động trên biển cũng đang báo động nguy cơ của ngành khai thác biển Quảng Trị. So với trước đây, ngư dân cần tàu thì hiện nay tình hình hoàn toàn ngược lại, “tàu đang khát ngư dân”.

Anh Trần Văn Còng, một ngư dân ở xã Gio Việt cho biết để giữ được lực lượng làm việc cho chuyến ra khơi tiếp theo thì các chủ tàu thường phải cho ngư dân ứng trước tiền lương để yên tâm ở lại tàu, không thì các chủ tàu khác lôi kéo mất lao động có tay nghề.

Thực tế, số lượng ngư dân ngày càng ít đi, lại cao tuổi, sức yếu; trong khi đó số trẻ lại có xu hướng thích đi xuất khẩu lao động hơn. Để giải quyết khó khăn này, một số chủ thuyền phải tìm mọi cách, đi đủ các địa phương tìm người có tay nghề cho tàu của mình ra khơi, nếu không tàu phải nằm bờ hoặc gặp phải cảnh đem lao động non tay nghề ra biển.

18-58-42_qt_-_dnh_bt_2
Ngư dân Quảng Trị phải đối mặt với nhiều khó khăn từ nhân công cho đến thị trường. Ảnh: Tâm Phùng.

Ông Hồ Xuân Hòe, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển rất lớn với bờ biển dài hơn 75km, ngư trường rộng trên 8.400 km2, trữ lượng thủy hải sản khoảng 60 nghìn tấn/năm… là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt thủy sản.

Toàn tỉnh có 4 huyện với 16 xã, thị trấn ven biển cùng gần 16 nghìn lao động hoạt động thủy sản, trong đó có hơn 7 nghìn lao động trên biển.

Cửa Việt là cảng neo đậu tàu cá có quy mô lớn nhất tại tỉnh Quảng Trị. Có thời điểm trong năm số lượng tàu cá neo đậu tại cảng lên đến hàng nghìn chiếc.

Tuy nhiên, thời gian qua ngành khai thác thủy sản đang gặp một số khó khăn nhất định về giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm và lao động đi biển. Nắm bắt được những vấn đề này, Sở đã kiến nghị UBND tỉnh Quảng Trị có nhiều chính sách hỗ trợ kịp thời ngư dân yên tâm bám biển.

Các cơ quan chức năng ở Quảng Trị cần đưa ra nhiều giải pháp mới, mạnh mẽ hơn nữa giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho bà con ngư dân, để mọi người an tâm gắn bó với nghề và thu hút thêm nhân công, giúp ngành khai thác thủy sản phát triển bền vững, góp phần bảo vệ biển đảo Tổ quốc.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm