| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc vẫn quyết phát triển dự án thủy điện ở Tây Tạng

Thứ Hai 30/11/2020 , 14:11 (GMT+7)

Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục dự án thủy điện siêu lớn trên sông Yarlung Zangbo ở biên giới giáp ranh Ấn Độ và Bangladesh, nhằm duy trì an ninh nguồn nước.

Tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin, chính phủ Trung Quốc sẽ hiện thực hóa “dự án khai thác thủy điện ở hạ lưu sông Yarlung Zangbo" theo bản dự thảo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-25) của nước này và các mục tiêu dài hạn đến năm 2035.

Trung Quốc dự tính, khi đi vào sử dụng dự án thủy điện khổng lồ trên sông Yarlung Zangbo này có thể vận chuyển được 40-200 tỉ m3 nước/năm tới những vùng khô hạn. Ảnh: GlobalNews

Trung Quốc dự tính, khi đi vào sử dụng dự án thủy điện khổng lồ trên sông Yarlung Zangbo này có thể vận chuyển được 40-200 tỉ m3 nước/năm tới những vùng khô hạn. Ảnh: GlobalNews

Trước đó, ông Yan Zhiyong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Điện Trung Quốc (Power China) đã chính thức công bố tin này tại một sự kiện diễn ra hôm thứ Năm tuần trước và sau đó được đưa lên tài khoản WeChat của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc.

"Không có hai thứ gì đều tốt cả... và đó sẽ là cơ hội lịch sử cho ngành thủy điện Trung Quốc", ông Yan phát biểu tại hội nghị kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Hiệp hội Kỹ thuật Thủy điện Trung Quốc. Theo các báo cáo khoa học, dòng chính của sông Yarlung Zangbo có tài nguyên nước phong phú nhất ở Khu tự trị Tây Tạng, phía tây nam Trung Quốc được định giá khoảng 80 triệu kWh. Trong đó riêng khúc dài 50 km ở hẻm núi Yarlung Zangbo Grand Canyon chiếm tới 70 triệu kWh và có nhiều tiềm năng phát triển, tương đương với hơn ba trạm điện của dự án Tam Hiệp. 

Dự án thủy điện này được Trung Quốc lên kế hoạch từ hàng chục năm qua nhưng đã bị lùi lại do gặp phải phản đối gay gắt từ Ấn Độ vì những tác động môi trường.  Đồ họa: IDT

Dự án thủy điện này được Trung Quốc lên kế hoạch từ hàng chục năm qua nhưng đã bị lùi lại do gặp phải phản đối gay gắt từ Ấn Độ vì những tác động môi trường.  Đồ họa: IDT

Sông Yarlung Zangbo mà Ấn Độ gọi là sông Brahmaputra, bắt nguồn từ dãy Himalaya có chiều dài 2.906 km chảy qua Trung Quốc dài 1.625km, đoạn chảy qua Ấn Độ dài 918km và Bangladesh là 363km rồi đổ ra vịnh Bengal. Giới chuyên gia cho rằng nếu Trung Quốc xây đập trên thượng nguồn con sông này sẽ tác động nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và cuộc sống của hàng triệu người dân sống ở hạ nguồn thuộc Ấn Độ và Bangladesh.

Ông Yan nói rằng, việc khai thác dự án thủy điện ở hạ lưu sông Yarlung Zangbo không đơn thuần chỉ là một dự án thủy điện mà nó còn có ý nghĩa đối với môi trường, an ninh quốc gia, mức sống, năng lượng và hợp tác quốc tế. Vị quan chức ngành thủy điện cũng tiết lộ, dự án có thể tạo ra thu nhập 20 tỷ nhân dân tệ (3 tỷ USD) hàng năm cho Khu tự trị Tây Tạng.

Theo đó việc khai thác dự án thủy điện 60 triệu kWh ở hạ lưu sông Yarlung Zangbo có thể tạo ra 300 tỷ kWh điện sạch không carbon hàng năm. Ngoài ra dự án sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu của đất nước là tiệm cận đến mức cao nhất về cắt giảm lượng khí thải carbon trước năm 2030 và mức độ trung hòa carbon vào năm 2060.

Cao nguyên Tây Tạng hiện có nguồn tài nguyên nước khoảng 200 triệu kWh, chiếm đến 30% tổng lượng nước ở Trung Quốc. "Đây là một dự án ‘2 trong 1’ vừa đảm bảo an ninh nguồn nước và an ninh nội địa", ông Yan tuyên bố đồng thời cho biết dự án cũng sẽ hợp tác suôn sẻ với hai quốc gia láng giềng Nam Á.

Theo ông Lin Boqiang, chuyên gia kinh tế năng lượng tại Đại học Hạ Môn, với kinh nghiệm xây dựng các nhà máy thủy điện Tam Hiệp, Bạch Hạc Than và các dự án thủy điện lớn khác, đặc biệt là khâu quy hoạch và công nghệ đẳng cấp thế giới thì các vấn đề đều đã được giải quyết…

Tuy nhiên ông Lin cũng nhấn mạnh, riêng đối với các dự án thủy điện trên các con sông xuyên biên giới sẽ không thể phát triển nếu không có sự liên lạc và hợp tác giữa các quốc gia thượng nguồn và hạ nguồn nhằm thiết lập các cơ chế phối hợp để thúc đẩy việc sử dụng và phát triển toàn diện tài nguyên nước.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.