| Hotline: 0983.970.780

Trung tâm DVVL Hà Nội thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm thất nghiệp

Thứ Năm 31/12/2020 , 10:01 (GMT+7)

Từ đầu năm đến nay Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tiếp nhận giải quyết gần 85.000 người lao động đến nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 13 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 27,4% lực lượng lao động trong độ tuổi. Hơn 5,2 triệu lượt người được hưởng trợ cấp thất nghiệp, được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, với hơn 230 nghìn người được hỗ trợ học nghề.

Đặc biệt, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã chứng minh hiệu quả to lớn trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Đến hết tháng 10/2020, cả nước đã giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho gần 882 nghìn người, với số tiền chi trả gần 13 nghìn tỷ đồng, tăng tới gần 27% so cùng kỳ 2019.

Từ đầu năm 2020 đến nay Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tiếp nhận giải quyết gần 85.000 người lao động đến nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp và được tư vấn giới thiệu việc làm.

Từ đầu năm 2020 đến nay Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tiếp nhận giải quyết gần 85.000 người lao động đến nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp và được tư vấn giới thiệu việc làm.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp

Năm 2020, dịch bệnh Covid -19 trên thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, đã tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của người lao động.

Nhiều người lao động bị mất việc làm đã tác động trực tiếp, tạo áp lực cho Trung tâm trong việc thực hiện giải quyết chế độ chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Ảnh hưởng của dịch bệnh cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động nghiệp vụ của Trung tâm. Tuy nhiên, Trung tâm đã nỗ lực triển khai thực hiện tốt các hoạt động nghiệp vụ trên cơ sở vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh, vừa chủ động thực hiện tăng cường các biện pháp, giải pháp khắc phục khó khăn để triển khai các nhiệm vụ, công việc tại Trung tâm, giảm thiểu khó khăn do tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh đến các hoạt động công tác chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị.

Cổng thông tin dịch vụ việc làm đi vào hoạt động trước hết sẽ giúp cho doanh nghiệp và người lao động dễ dàng kết nối với nhau trên nền tảng công nghệ số, giảm chi phí.

Cổng thông tin dịch vụ việc làm đi vào hoạt động trước hết sẽ giúp cho doanh nghiệp và người lao động dễ dàng kết nối với nhau trên nền tảng công nghệ số, giảm chi phí.

Thực hiện Chỉ thị số 15, 16, 19 của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo của Bộ LĐ – TB&XH; của UBND Thành phố Hà Nội, Sở LĐ – TB&XH Hà Nội về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid - 19, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Trong thời gian cách ly xã hội, Trung tâm đã chủ động, kịp thời triển khai thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cho người lao động giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, như:

Triển khai thực hiện đầy đủ các biện pháp, phương án để tránh lây nhiễm dịch bệnh; Bố trí thêm nhân lực, mở thêm các quầy tiếp nhận giải quyết hồ sơ, hướng dẫn, phân luồng người lao động tại Bộ phận tiếp nhận và giải quyết hồ sơ BHTN để đảm bảo công tác nhanh chóng, hiệu quả, giảm ùn tắc.

Trung tâm đã nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục đối với người lao động hưởng BHTN để thông tin tuyên truyền cho người lao động nhằm nâng cao năng lực tiếp nhận và hỗ trợ tốt nhất cho người lao động và phù hợp với chỉ đạo về công tác phòng chống dịch của cấp trên.

Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người lao động đăng ký nhận trợ cấp qua tài khoản ngân hàng, khuyến nghị, hướng dẫn người lao động thực hiện một số giao dịch gián triếp, hạn chế tiếp xúc trực tiếp nhưng vẫn đảm bảo các quy định của chính sách.

Thí điểm ứng dụng tải app qua điện thoại để người lao động có thể đăng ký ngày, giờ nộp hồ sơ tại nhà từ trước để không mất công chờ đợi, xếp hàng.

Trung tâm đã tổ chức cho người lao động thực hiện các giao dịch về bảo hiểm thất nghiệp qua đường bưu điện và qua email nhằm vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động vừa làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh.

Sau thời gian giãn cách xã hội, Trung tâm tiếp tục tổ chức cho người lao động thực hiện các giao dịch BHTN qua cả hai hình thức trực tiếp và gián tiếp (qua bưu điện, email).

Thực hiện tốt các nghiệp vụ như: Tiếp nhận và giải quyết đơn thư từ phía người lao động; thực hiện tốt các nghiệp vụ tính hưởng, thẩm định hồ sơ; phối hợp chặt chẽ với cơ quan Bảo hiểm xã hội trong quá trình tổ chức thực hiện (chia sẻ thông tin, phối hợp giải quyết thủ tục hồ sơ BHTN…) nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và tạo thuận lợi cho người lao động.

Mang lại hiệu quả cao

Từ đầu năm đến nay Trung tâm DVVL Hà Nội đã tiếp nhận giải quyết gần 85.000 người lao động đến nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp và được tư vấn giới thiệu việc làm, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2019.

Đồng thời còn tiếp nhận hơn 300.000 lượt người đến thông báo tình trạng tìm kiếm việc làm hàng tháng (mỗi tháng trung bình khoảng gần 30.000 lượt người). Số người lao động được hỗ trợ học nghề là hơn 3.000 người.

Bà Bạch Liên Hương, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội. Ảnh: Phạm Hạnh.

Bà Bạch Liên Hương, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội. Ảnh: Phạm Hạnh.

Với việc khai trương Cổng thông tin Dịch vụ việc làm sẽ giúp cho người sử dụng lao động và lao động kết nối trực tiếp. Đặc biệt với người sử dụng lao động nước ngoài. Hàn Quốc hiện nay là một thị trường lao động trong nhiều năm qua Hà Nội đã cung cấp rất nhiều lao động. Việc kết nối cổng thông tin này sẽ giúp các chi phí và dịch vụ trung gian của người lao động sẽ giảm rất nhiều. Bà Bạch Liên Hương, giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội.

Qua quan sát những năm gần đây, số người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN mỗi năm tăng khoảng 19 - 20%. Với tình hình đặc thù từ quý 2 năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, số lượng hồ sơ BHTN tăng hơn thời điểm cùng kỳ hàng năm.

Mới đây, Cổng thông tin Dịch vụ việc làm đã được ra mắt với kỳ vọng là điểm truy cập, tạo môi trường giao dịch trực tuyến cho người lao động và doanh nghiệp giúp người lao động giảm chi phí và dịch vụ trung gian.

Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 thành phố được triển khai bước đầu. Trong đó,  Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ là đơn vị đầu tiên triển khai tại miền Bắc.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm