| Hotline: 0983.970.780

Trung tâm Giống Nông nghiệp Đà Nẵng: Có nên khai tử?

Thứ Năm 19/08/2010 , 10:02 (GMT+7)

Xin nói ngay rằng: Đối với thành phố du lịch và công nghiệp như Đà Nẵng, không cần thiết có Trung tâm Giống Nông nghiệp như hiện nay. Có 3 lý do làm cơ sở đặt ra vấn đề trên.

Đã đến lúc đặt ra câu hỏi này, bởi gần 8 năm kể từ ngày thành lập đến nay, TT Giống Nông nghiệp Đà Nẵng chưa tạo ra loại giống cây trồng vật nuôi nào có chất lượng. Ngược lại lãng phí nhân lực, chất xám, tiền của, đất đai tại đây kéo dài, gây nhức nhối.

Có cũng như không

Xin nói ngay rằng: Đối với thành phố du lịch và công nghiệp như Đà Nẵng, không cần thiết có Trung tâm Giống Nông nghiệp như hiện nay. Có 3 lý do làm cơ sở đặt ra vấn đề trên.

Một là: Quy mô sản xuất nông nghiệp ở Đà Nẵng đã thu hẹp nhỏ hơn phạm vi của huyện Hoà Vang. Đến nay, diện tích đất canh tác toàn thành phố chỉ còn hơn 5.000 ha cả đất lúa, đất màu, nhỉnh hơn ½ diện tích canh tác của huyện Điện Bàn (Quảng Nam) kế bên. Phạm vi chăn nuôi chỉ còn được phép triển khai tại huyện Hoà Vang và 3 phường vùng ven thị . Giá trị SXNN rất khiêm tốn, năm 2009 chỉ đạt 190 tỷ đồng, năm 2010 chỉ tiêu đề ra là 199 tỷ đồng, bằng doanh thu của một DN loại vừa. Trước xu thế đô thị hoá, tương lai không xa SXNN ở Đà Nẵng chỉ còn ở một số xã vùng trung du huyện Hoà Vang. Phạm vi trồng trọt, chăn nuôi đều thu hẹp, nhu cầu về giống nông nghiệp ít. Đối với giống cây lâm nghiệp đã có các trại của BQL rừng phòng hộ Đà Nẵng, của Cty CP VINAFO...

Hai là: Sau gần 8 năm tồn tại, TT này chưa hề tạo ra loại giống cây trồng vật nuôi nào có ý nghĩa. Nhiều chương trình SX giống đã triển khai, kinh phí đầu tư không nhỏ, nhưng kết cục đều quay về con số 0. Đó là các chương trình: nuôi và SX giống ba ba, ươm tạo giống hoa phong lan, nuôi đà điểu, nuôi và SX heo giống, ươm tạo giống cây ăn quả, cây cảnh quan môi trường...Từ năm 2008 đến nay, tuy TT đã có đội ngũ lãnh đạo mới, nhưng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng bế tắc. Những loại cây trồng vật nuôi có tính đặc thù, chất lượng cao, các tỉnh thành khác SX thành công, nông dân Đà Nẵng rất cần thì ở TT Giống Nông nghiệp Đà Nẵng không SX.

Để có giống nông dân phải lặn lội ra Bắc vào Nam tìm mua. Hiện tại trung tâm đang triển khai nuôi heo sinh sản, ươm giống cá nước ngọt, SX giống keo lai, hoa...những thứ nông dân đã làm đại trà. Nói đúng hơn, SX giống ở TT Giống Nông nghiệp Đà Nẵng không gắn kết với SX của các địa phương. Những thứ họ đang triển khai chỉ là giải pháp tình thế, hoàn toàn không xuất phát từ nhu cầu của nông dân. Thậm chí giống heo, cá, cây do đơn vị này làm ra chất lượng không bằng của nông dân, từ đó khó tiêu thụ, dẫn đến quá lứa và thua lỗ.

Ba là: Nông dân Đà Nẵng rất nhạy bén với việc tiếp cận các loại cây trồng vật nuôi hiệu quả kinh tế cao, họ chủ động mua về và SX khá thành công. Xin nêu một số loại giống nông dân đã mua từ các địa phương khác về trong những năm gần đây. Khi hay tin ở tỉnh Hà Tĩnh phong trào nuôi ếch thương phẩm rất phát triển, nhiều nông dân Đà Nẵng đã khăn gói ra ngoài đó học tập kỹ thuật nuôi và tiếp cận công nghệ cho ếch đẻ. Đến nay, hàng chục trại ếch trên địa bàn, mỗi năm SX hàng chục vạn con ếch giống đáp ứng đủ nhu cầu nuôi của nông dân.

Đối với giống heo, giống gia cầm ngoài hàng chục trang trại SX quy mô lớn, hàng trăm hộ nông dân đặc biệt chú trọng lĩnh vực này. Họ nuôi có bài bản, con giống đạt chất lượng cao. Hoặc như, giống cá nước ngọt quá phổ biến trong nông dân, nhiều hộ bán cho các địa phương khác. Hay như mới đây, một số nông dân ở Liên Chiểu đã vào tận huyện Núi Thành (Quảng Nam) học kinh nghiệm nuôi và đưa về khá nhiều giống kỳ nhông, kỳ đà, vào Nha Trang lấy giống cá ngựa...

Về giống cây trồng, tre lấy măng Điền Trúc loại cây hiệu quả kinh tế cao, nông dân cũng ra tận ngoài Bắc mua về. Hiện loại giống này, ở TT giống không có nhưng nông dân ươm tạo rất nhiều. Có hộ như ông Đỗ Trọng Tuyến ở xã Hoà Bắc, mỗi năm bán cho Trung tâm KNKN hàng nghìn cây để đơn vị này cấp cho các hộ nghèo khi triển khai Dự án phát triển kinh tế miền núi. Thời gian gần đây cán bộ nông nghiệp và nông dân đã đưa về nào là thỏ có nguồn gốc từ New Zealand, gà Ai Cập, nhím, heo rừng...Trong khi TT giống không SX giống lúa, thì Hội Làm vườn huyện Hoà Vang đưa giống lúa TBR3 vào sản xuất tại HTX Hoà Tiến 2, các HTX ở Hoà Vang đã nâng diện tích sản xuất lúa giống lên 200 ha trong vụ đông xuân 2009-2010.

Trong khi TP vẫn loay hoay chưa biết "xử" TT Giống nông nghiệp Đà Nẵng thế nào thì mỗi năm ngân sách vẫn phải rót cho TT từ 1,3- 1,5 tỷ đồng. Nhiều người cho rằng nên chuyển số tiền đó cho các địa phương SXNN, chắc chắn nông nghiệp TP Đà Nẵng sẽ có cơ hội phát triển mạnh hơn.
Bên cạnh đó, “thủ phủ” các loại giống cây trồng vật nuôi chất lượng cao ở tình Quảng Nam kế cận, thừa sức đáp ứng nhu cầu SX của nông dân Đà Nẵng. Hiện tại ở xã Điện Thắng (Điện Bàn) giáp với xã Hoà Phước Hoà Vang, ít nhất có 4-5 đơn vị SX giống cây trồng vật nuôi. Giống heo có Cty Giống gia súc miền Trung, giống gà có Cty CP Giống gia cầm Lương Mỹ, mỗi năm xuất chuồng hàng trăm nghìn con heo giống và hàng triệu con gà đảm bảo chất lượng.

Từ 3 yếu tố nêu trên, đủ cơ sở để đặt ra vấn đề: Sự tồn tại của TT Giống Nông nghiệp Đà Nẵng là không cần thiết. Không có giống từ TT này, nông dân Đà nẵng vẫn có nhiều loại cây trồng vật nuôi có giá trị đạt năng suất chất lượng cao, phù hợp nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra là 24 CBCNV của đơn vị này sẽ bố trí ở đâu, ai sẽ quản lý các cơ sở của TT như Trại Giống cá nước ngọt Hoà Khương, Trại Giống heo Hoà Phong...

Thực ra trước đây, đã có lúc lãnh đạo ngành NN- PTNT TP định cho thuê, hoặc giao cho huyện Hoà Vang quản lý các cơ sở trên. Không ít ý kiến cho rằng, nên chuyển TT sang hình thức DN. Cũng có ý kiến cho rằng: các cơ sở đang có nên cho thuê, hoặc giao lại cho nông dân huyện Hoà Vang quản lý và họ SX giống trên cơ sở chỉ đạo của ngành.

Xem thêm
Tổng Bí thư Trần Phú, người con ưu tú của dân tộc

Hội thảo về đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà khoa học và các tầng lớp Nhân dân Hà Tĩnh.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.