| Hotline: 0983.970.780

Trước giờ sát hạch, ĐBQH nói gì?

Thứ Hai 10/06/2013 , 09:28 (GMT+7)

Quốc hội dành cả ngày 10/6 để bàn và tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn...

Ông Đỗ Mạnh Hùng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Quốc hội

Hôm nay, Quốc hội dành cả ngày để bàn và tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn theo đúng Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội. Trước giờ bỏ phiếu, PV NNVN đã ghi nhận được nhiều ý kiến của một số vị ĐBQH xung quanh hoạt động đầu tiên này của Quốc hội. 

Ông Đỗ Mạnh Hùng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội: Động lực cho các tư lệnh ngành 

Thưa ông, ông đã sẵn sàng cho việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẫn chưa?

Tinh thần thì đã sẵn sàng rồi.

Ông căn cứ vào đâu để bỏ phiếu trong khi thông tin về các tư lệnh ngành hiện không được nhiều?

Nói không được nhiều cũng chưa đúng lắm nhưng với việc tìm hiểu cùng một lúc 47 chức danh rõ ràng chúng tôi cần phải có thông tin căn bản nhất về họ.

Cách thức tiếp cận thông tin trong Nghị quyết 35 của Quốc hội cũng đã nói rồi. Vấn đề là cách tiếp cận của mỗi ĐBQH. Riêng tôi lắng nghe thêm các kênh thông tin khác ngoài báo cáo của 47 chức danh được lấy phiếu lần này.

 Đó là thông tin từ cử tri, từ các cơ quan, ban ngành, đơn vị nơi mà vị tư lệnh được lấy phiếu đó công tác. Một kênh thông tin quan trọng khác chính là báo chí và dư luận xã hội. Từ những kênh thông tin quan trọng đó, tôi coi trọng hiệu quả công việc song hành với phẩm chất đạo đức của người được lấy phiếu.

Thưa ông, Hiến pháp chỉ quy định về bỏ phiếu, nay chia thành 2 bước lấy phiếu sau đó mới bỏ phiếu. Phải chăng Quốc hội sợ rủi ro?

Vấn đề này trong Dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 lần này đã đưa vào một nội dung liên quan đến câu hỏi của bạn. Đó là bổ sung thêm nội dung lấy phiếu tín nhiệm.

Với hiến pháp là đạo luật gốc, nội dung luôn ngắn gọn, khái quát cao. Có những vấn đề thực tiễn đặt ra cần được bổ sung nhưng nó hoàn toàn hợp hiến thì mình làm. Đây là lần đầu thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm trong hoạt động của Quốc hội nhưng bằng thực tiễn cho thấy, Quốc hội đủ trí tuệ và niềm tin để làm được những công việc hợp hiến.

Có ý kiến cho rằng, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm xong rồi mới thực hiện chất vấn và trả lời chất là một quy trình ngược. Quan điểm của ông như thế nào về ý kiến này?

Tất nhiên, nếu chất vấn và trả lời chất vấn xong sẽ có thêm dữ liệu cho các ĐBQH trong việc đánh giá kết quả công tác của tư lệnh ngành. Song như thế sẽ chưa toàn diện và công bằng cho lắm.

Sáng 8/6, bên hành lang Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc (ảnh) chia sẻ với báo chí về tiêu chí mà ông sẽ lựa chọn trong việc đánh giá tư lệnh ngành. Ông nói: Theo tôi tiêu chí đầu tiên là hoàn thành nhiệm vụ hay không. Cái quan trọng nhất người ta nhìn vào anh là với tư cách tư lệnh một ngành. Đấy là nhiệm vụ đầu tiên phải làm cho rõ. Anh không làm tốt thì tôi đánh giá anh không hoàn thành nhiệm vụ.

Cá nhân tôi là đối tượng được lấy phiếu đồng thời cũng là người bỏ phiếu đối với người khác nên cũng phải hết sức suy nghĩ, vì mình là người đại diện cho dân, cũng đã đi tiếp xúc cử tri, nhận nhiều tâm tư nguyện vọng của người dân rồi.

Qua các cuộc tiếp xúc ở những phiên thảo luận vừa qua cũng phải suy nghĩ xem lĩnh vực nào, ngành gì mà tư lệnh ngành đó hoàn thành tốt để khi cầm lá phiếu cho chính xác và thông qua cả các báo cáo, nghiên cứu rất kỹ. Rồi thông qua cả báo cáo của các thành viên Chính phủ nữa.

Thiện Nhân (lược ghi)

Vì việc chất vấn chỉ tiến hành được 4 hoặc 5 vị tư lệnh mà việc lấy phiếu thì thực hiện cho cả 47 chức danh.

Do đó, việc này Quốc hội cũng đã tính toán rất kỹ để đánh giá cho toàn diện. Mặt khác việc đánh giá nó được ghi nhận trong cả một quá trình công tác chứ không chỉ thông qua mỗi việc trả lời chất vấn của họ.

Thưa ông, điều cử tri trông chờ ở lần lấy phiếu tín nhiệm là một kết quả thực chất. Chính vì thế mới có tâm trạng lo lắng về một kết quả hòa cả làng?

Đạt được một kết quả thực chất là mệnh lệnh trong mỗi con tim của các vị ĐBQH. Việc này không thể làm qua loa, đại khái, hình thức được.

Tôi suy nghĩ là người ĐBQH phải thể hiện được trách nhiệm, bản lĩnh của mình, khách quan, công bằng trong mọi đánh giá đó. Muốn làm được như vậy, ĐBQH cũng cần lắng nghe và xử lý tốt các kênh thông tin liên quan đến 47 chức danh.

Chúng ta đã nghe nhiều phản ánh của cử tri rồi và sẽ còn tiếp tục được lắng nghe nhiều phản ánh hay của cử tri nữa.

Việc lấy phiếu tín nhiệm theo tinh thần của Quốc hội sẽ làm thường xuyên nên mong muốn của cử tri cũng chính là mong muốn của chúng tôi. Đã mong muốn như thế rồi thì mình không thể làm khác được.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

 

 

Động lực để các tư lệnh ngành thi đua

Trao đổi với PV NNVN bên hành lang Quốc hội, ĐB Phan Văn Quý (ảnh)(Nghệ An) tâm sự: Mặc dù là hoạt động đầu tiên của Quốc hội nhưng tôi kỳ vọng sẽ có một kết quả tốt để rút kinh nghiệm cho những lần sau. Đây còn là điều kiện cho HĐND các cấp học tập cách làm. Muốn Quốc hội mạnh lên thì những cách làm này cần được phát huy và duy trì thường xuyên. Điều đó còn là động lực cho các tư lệnh ngành phát huy cao độ với trách nhiệm được giao.

Lấy phiếu xong rồi tiến tới bỏ phiếu là một cách làm hay. Mục đích là để thấy được mức tín nhiệm của ĐBQH đối với từng chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Nếu vị nào có tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp đạt dưới 2/3 tổng số ĐBQH thì sẽ tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm. Nếu vị nào cả 2 kỳ họp lấy phiếu mà có tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp, đạt dưới 50% số ĐBQH thì sẽ tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Đây là liều thuốc rất tốt cho các chức danh tự xem xét lại chính mình trong quá trình lãnh đạo, điều hành lĩnh vực phụ trách. Có như thế các tư lệnh ngành mới cố gắng, thi đua với nhau được.

Văn Hùng (ghi)

 

47 chức danh chủ chốt sẽ được lấy phiếu tín nhiệm

Theo Nghị quyết 35 của QH, danh sách các chức danh lấy phiếu gồm Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước; Chủ tịch QH, Phó chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Các ủy ban của QH, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ QH; Thủ tướng, Phó thủ tướng, bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.

Do Bộ trưởng Tài chính và Tổng kiểm toán nhà nước là 2 chức danh vừa được bổ nhiệm, điều chuyển vào đầu kỳ họp, chưa đủ một năm công tác nên chưa lấy phiếu. Do vậy danh sách này sẽ rút từ 49 xuống còn 47 người.

V.H

+ Theo nghị trình, sáng nay, 10/6, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng sẽ báo cáo một số vấn đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35 của QH về việc lấy phiếu tín nhiệm (LPTN), bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Sau đó, QH biểu quyết danh sách những người được QH tiến hành LPTN và thảo luận ở đoàn về việc LPTN.

Chiều cùng ngày, từ 15 giờ, QH họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban TVQH Nguyễn Thị Nương trình bày Báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở đoàn và báo cáo về các vấn đề có liên quan đến việc LPTN và người được LPTN. Sau khi tiếp tục nghị trình với việc bầu Ban Kiểm phiếu, QH sẽ tiến hành LPTN. Kết quả lấy phiếu sẽ được công bố vào sáng ngày kế tiếp, đồng thời thông qua nghị quyết xác nhận kết quả LPTN.

T.N

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm