| Hotline: 0983.970.780

Trưởng tràng, đệ tử võ sư Choji Suzuki

Thứ Hai 27/05/2019 , 08:53 (GMT+7)

Những người lính từng tham gia tổng khởi nghĩa năm 1945 còn kể về một người lính Nhật đã quay về với Việt Minh, huấn luyện võ thuật cho anh em du kích.

Võ đường Karate 1960

Đó là cố võ sư Choji Suzuki, quê ở thành phố Tagajo, tỉnh Miyagi. Đệ tử của ông hiện nay là võ sư Lê Văn Thạnh, người nhiều năm sống bên thầy và luôn kể về Choji bằng dòng ký ức không phai mờ. 

13-20-05_1_co_vo_su_nht_bn
Cố võ sư Choji Suzuki đang được thờ tại nhà lưu niệm tại TP Huế.

Những tấm ảnh tư liệu cũ của võ sư Lê Văn Thạnh có hình ảnh một võ sư người Nhật Bản như một con đại bàng, tung cú đá bay rất mãnh liệt với cặp chân song phi phóng từ trên không trung xuống ngang đầu đối thủ. Đó là cố võ sư Choji Suzuki, người đã đi vào huyền thoại môn võ Karate ở Việt Nam.

Cuộc đời của ông cách đây 73 năm vẫn được các đệ tử lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ học trò. Ba người con của ông mang cùng 1 lúc 2 tên Việt - Nhật ở tận bên đất nước mặt trời mọc vẫn giữ mối liên lạc thường xuyên với võ đường ở Việt Nam.

Sau tổng khởi nghĩa năm 1945, trong hàng ngũ quân đội Việt Minh ở Liên khu 4 và Liên 5 có một số người lính Nhật xin theo Việt Minh, tham gia vào các hoạt động cứu thương, huấn luyện quân sự.

Người được nhắc đến nhiều nhất và lưu trong lịch sử đội du kích Ba Tơ ở tỉnh Quảng Ngãi, đó là Choji Suzuki, tên Việt Nam là Phan Văn Phúc, sinh năm 1919.

Ông bắt đầu truyền thụ võ thuật từ năm 1956. Năm 1960, ông thành lập võ đường Suzucho Karatedo Ryu Dojo Noen trên đường Võ Tánh, TP Huế (nay là số 58, đường Nguyễn Chí Thanh). Suốt 33 năm ở Việt Nam, ông đã đào tạo ra hàng ngàn võ sinh môn Karate.

Võ đường Suzucho Karatedo Ryu Dojo Noen thành lập, tính đến nay đã 58 năm. Năm 2017, võ đường đã được tỉnh Thừa Thiên - Huế hỗ trợ phục dựng, trở thành điểm dừng chân của nhiều du khách Nhật Bản.

Bước vào ngôi nhà sẽ hiểu được sự tôn kính hết lòng của những học trò dành cho thầy - giữa phòng đặt bức tượng bán thân màu vàng, kèm theo dòng chữ “tổ sư Choji Suzuki”. Bức tượng này được tạc khá sắc xảo. Khuôn mặt của Choji hiện ra với những đường nét như một người luôn đăm chiêu ngắm nhìn các đệ tử đang tập luyện.

Trên tầng 2, chính giữa ngôi nhà đặt tấm ảnh thờ thầy Choji và người vợ của ông là bà Nguyễn Thị Minh Lệ (tên Nhật Bản là Suzuki Reiko). Bà Lệ quê ở xã Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Bên trái bàn thờ đặt tấm bảng ghi tiểu sử của Choji Suzuki, bên phải đặt tấm bảng ghi tên 14 người giữ chức Trưởng tràng từ năm 1965 đến nay. Chưởng môn điều hành hệ phái là người con trai lớn của ông là Tukuo Suzuki. Người điều hành hệ phái ở bên Việt Nam gọi là Trưởng tràng.

Người đầu tiên trong danh sách này là ông Nguyễn Nhuận, thời gian từ năm 1965 đến năm 1966. Người giữ chức vụ Trưởng tràng nhiều lần nhất và hiện nay vẫn còn, đó là võ sư Lê Văn Thạnh. Ông giữ chức trưởng tràng năm 1973 đến 1986; 1987 đến 1989; từ năm 2006 đến nay.

Tấm bảng ghi danh sách các trưởng tràng của hệ phái đặt bên cạnh bàn thờ của sư phụ cho thấy tình cảm và lời thề một lòng một dạ của các đệ tử với thầy Choji. Tôi nêu cụ thể thời gian làm trưởng tràng của võ sư Lê Văn Thạnh để chia sẻ một điều rằng, ông chính là người có thời gian nhiều năm bên thầy Choji, có nhiều kỷ niệm về tổ sư người Nhật Bản, có kiến thức sâu rộng về môn Karate.
 

Đệ tử truyền nối

Võ sư Lê Văn Thạnh (sinh năm 1949), trưởng tràng Suzucho Karatedo Việt Nam đón tôi trong ngôi nhà nhỏ nằm trong một con hẻm gần nhà lưu niệm thầy Choji.

13-20-05_2_vo_su_le_vn_thnh
Võ sư Lê Văn Thạnh, Trưởng tràng Karate Suzucho tại Việt Nam.

Phía trên đầu chiếc ghế ông hay ngồi là hình ảnh Tukuo Suzuki, chưởng môn phái, là người con trai lớn của sư phụ đang sống ở Nhật Bản.

Phía ngoài sân tập là một bàn thờ nhỏ đặt ảnh 2 vợ chồng thày Choji bên cạnh bát hương. Chỉ cần xem qua những hình ảnh đó đã cảm nhận được rằng, tinh thần tôn sư trọng đạo, tình thầy trò, sợi dây kết nối từ Nhật Bản đến Việt Nam luôn được võ sư Lê Văn Thạnh đặt ở trong lồng ngực của mình.

Võ sư kể, thầy Choji có thói quen ăn uống đạm bạc lắm. Thỉnh thoảng thầy gọi học trò Thạnh và một đệ tử khác là Chế Văn Nhẫn lên ăn xôi bắp với thầy.

Thầy ngồi bên chiếc bàn thấp, gọi vợ bê thêm 2 đĩa xôi, lấy chai xì dầu và bảo học trò cởi đai ra để nhẹ bụng và ăn chung bàn với thầy. Thầy có sức khỏe nên ăn một lúc 2 đĩa xôi và bắt học trò phải cố gắng đánh chén 3 đĩa để lấy sức tập luyện.

Những phút gần gũi bên thầy, ông được nghe chuyện đời tư mà thầy chia sẻ. Lúc còn nhỏ, thầy học môn Judo, đến năm 13 tuổi thì học Karate của sư phụ Shigemoto Tadao, thọ giáo tiếp người thầy của sư phụ mình là đại sư Asano Zenkichi.

Năm 19 tuổi, ông lên Tokyo làm công cho một hãng xe hơi và tiếp tục nghiên cứu võ thuật, thọ giáo sư phụ Kisaburo, thuộc hệ phái Takenouchi-ryu (Trúc Chi Nội Lưu), là môn phái kín tiếng, ít truyền dạy rộng rãi.

Thầy Choji thường dạy học trò phải coi trọng võ đức, khiêm nhường, sẵn lòng ra tay cứu giúp người khác hoạn nạn, chỉ ra tay khi rơi vào tình thế. Cuộc đời học võ của thầy thời còn trẻ từng một lần lâm nạn. Đó là một người thầu khoán ở Nhật vì hằn thù cá nhân nên chở chàng thanh niên Choji đến nơi hẹn, nhưng thực chất là đưa Choji đến gặp nhiều cao thủ để mượn tay giết người.

Khi ánh đèn xe quét ngang qua, Choji giật mình nhìn thấy đứng trước đầu xe là một đám đông đầy sát khí. Choji vừa thấy người thầu khoán mở cửa xe để thoát ra ngoài thì anh đã quăng người, tung cú đá mạnh vào hạ bộ, vì biết trận sinh tử đã bắt đầu.

Số cao thủ vây quanh Choji lên đến hơn 30 người. Choji phải chống đỡ và tấn công đánh trả. Nhưng may mắn là những cao thủ này vào từng người một. Choji sử dụng đòn ngắn cận chiến xoay người đánh thốc từ dưới lên để kết thúc một đối thủ thì phải xoay sang hướng sau lưng đến chống đỡ đối thủ khác nhảy vào.

Ông đã đánh hạ hơn 10 cao thủ, sau đó bị một cú đánh bằng cây từ phía sau và ngã xuống bất tỉnh. Khi mở mắt, Choji nhận ra chính những người này đã đưa ông đi cấp cứu.

Sau nhiều năm dạy võ ở Huế, phát triển võ đường ở Đà Nẵng, năm 1973, võ sĩ Lê Văn Thạnh và các học trò bịn rịn chia tay thầy Choji. Vì điều kiện cuộc sống nên thầy phải vào Sài Gòn làm tại một nhà hàng ở địa chỉ số 2 Nguyễn Công Trứ, thành phố Sài Gòn. Năm 1978, thầy Choji và gia đình rời Việt Nam và quay về Nhật Bản sinh sống.

Sau ngày giải phóng, cuộc đời của võ sư Thạnh cũng bắt đầu long đong, lo kế mưu sinh. Cả gia đình đều sống dựa vào quán phở nổi tiếng Bà Sớt mang tên mẹ của ông, nhưng việc kinh doanh vào thời kỳ này không còn thuận lợi. Môn võ thuật lúc đó bị cấm vì cho rằng, những thanh niên học võ sẽ làm phức tạp thêm tình hình xã hội ở đất nước mới vừa giải phóng.

Mỗi dịp tổ chức văn nghệ ở thành phố Huế, các các cơ quan thường mời võ sư Lê Văn Thạnh đến biểu diễn võ thuật và thu hút được rất nhiều người xem.

Năm 1977, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (sau này là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin), lúc đó là Bí thư Thành đoàn Thừa Thiên - Huế đã xin chủ trương cho dạy võ trở lại, nhưng đặt dưới sự quản lý của Đoàn thanh niên. Đề xuất đó đã cứu môn Karate đang trên đà xuống dốc và các võ sư bắt đầu truyền dạy võ. Tỉnh Quảng Nam, TP Đà Nẵng sau này có các võ sư Trần Như Hải, Nguyễn Thành Tự cũng được đào tạo từ hệ phái Karate Suzucho.

Võ sư Lê Văn Thạnh bùi ngùi kể, thầy Choji mất năm 1995, đến năm 2000 trong chuyến đi đưa các võ sĩ Karate sang Nhật Bản thi đấu thì ông mới có dịp ghé thăm gia đình sư phụ để nói về sự báo đáp, tiếp tục đào tạo ra các thế hệ môn sinh Karate, trường phái Suzucho ở Việt Nam.

Năm 1945, võ sư Choji Suzuki tham gia Mặt trận Việt Minh và công tác ở Liên khu 4 (Thanh Hoá).

Sau đó, ông chuyển vào Liên khu 5 (Quảng Ngãi) phụ trách xưởng sản xuất dụng cụ y tế tại vùng Chợ Chùa cung cấp cho Mặt trận và dạy những bài võ Karate đầu tiên cho du kích, tự vệ.

Đến năm 1952, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Minh Lệ (Cô Năm) - người nữ cứu thương của Liên khu năm gốc Tam Quan - Bình Định và lấy họ tên Việt là Phan Văn Phúc.

Họ có ba người con là: Phan Thị Ngọc Mỹ (Michiko Suzuki), Phan Văn Minh Đức (Tokuo Suzuki), và Phan Văn Minh Ý (Eiji Suzuki). Sau Hiệp định Geneve 1954, đến tháng 11/1959 ông cùng gia đình chọn Thành phố Huế làm nơi sinh sống và phát triển võ học.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm