| Hotline: 0983.970.780

Truy quét áo ngực chứa chất lạ

Thứ Ba 06/11/2012 , 09:32 (GMT+7)

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh mặt hàng này đang cố tình “ém” hàng. Và thị trường đã xuất hiện áo ngực mang nhãn “Made in Việt Nam” nhưng bị nghi là hàng Việt giả mạo.

Chiều 5/11, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định tiếp tục mở đợt truy quét mặt hàng áo ngực có xuất xứ từ Trung Quốc chứa dung dịch lạ nghi gây độc cho người tiêu dùng.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện các cơ sở kinh doanh mặt hàng này đang cố tình “ém” hàng. Và thị trường đã xuất hiện áo ngực mang nhãn “Made in Việt Nam” nhưng bị nghi là hàng Việt giả mạo.


Nhãn mác gắn hời kiểu này có thể gỡ ra thay nhãn khác dễ dàng để qua mắt người tiêu dùng.

Trong thời gian vừa qua, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Định đã tổ chức nhiều đợt truy quét mặt hàng áo ngực mang nhãn hiệu Trung Quốc có chứa chất lạ, nghi ngờ làm ảnh hưởng sức khỏe cho người tiêu dùng. Qua công tác truy quét, cơ quan hữu trách nhận thấy, hiện nay các cơ sở kinh doanh mặt hàng này đã bắt đầu “ém” hàng, nhằm tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng.

Không những vậy, thị trường áo ngực tại Bình Định bắt đầu xuất hiện những loại áo ngực mang nhãn “Made in Việt Nam”, nhưng người tiêu dùng nghi ngờ đây là những chiếc áo ngực có xuất xứ từ Trung Quốc đang bị “truy quét”, đã được đổi sang nhãn hiệu Việt Nam nhằm tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng, và cũng là để qua mặt khách hàng trong khi người tiêu dùng đang tẩy chay mặt hàng áo ngực có xuất xứ từ Trung Quốc.


4 loại áo ngực mang nhãn Trung Quốc có chứa chất lạ.

Bà Nguyễn Thị Hoa, Đội trưởng Đội QLTT số 7 (thuộc Chi cục QLTT tỉnh Bình Định), cho biết: “Sau thông tin áo ngực mang nhãn Trung Quốc có chứa chất lạ bị người tiêu dùng phản ánh gây ngứa và đau nhức khi sử dụng, từ ngày 31/10, chúng tôi đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra mặt hàng này tại địa bàn TP Quy Nhơn. Qua kiểm tra, chúng tôi đã tịch thu, tạm giữ được 551 chiếc áo ngực mang nhãn Trung Quốc không có hóa đơn chứng từ. Sau khi kiểm tra, trong số đó có nhiều loại áo ngực mang nhiều loại dung dịch khác nhau như người tiêu dùng phản ánh”.

Theo bà Hoa, từ ngày 31/10 đến ngày 2/11, Đội QLTT số 7 đã kiểm tra đột xuất 2 cơ sở kinh doanh mặt hàng áo ngực tại Trung tâm Thương mại An Phú Thịnh. Tại cơ sở Phong Nguyệt do bà Nguyễn Thị Phong Nguyệt làm chủ cơ quan chức năng đã tịch thu được 48 chiếc; tại cơ sở Tâm Phúc do bà Nguyễn Thị Minh Tâm làm chủ tịch thu được 20 chiếc. Riêng tại nhà buôn Vinh Tâm (109 đường Nguyễn Hữu Thọ - TP Quy Nhơn) tịch thu được đến 250 chiếc áo ngực không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, trong đó có một số chiếc có chứa chất lạ nghi gây độc cho người tiêu dùng.


Cán bộ Đội QLTT số 7 đang kiểm tra mặt hàng áo ngực có chứa chất lạ nghi gây độc.

Đến chiều ngày 5/11, Đội QLTT số 7 tiếp tục tổ chức kiểm tra 1 số gian hàng tại khu kinh doanh mặt hàng nội y phụ nữ tại siêu thị Quy Nhơn đã phát hiện, tịch thu thêm 233 chiếc áo ngực không rõ nguồn gốc nữa, trong đó cũng có nhiều chiếc mang dung dịch lạ. Tuy nhiên, trong thời điểm này, việc kiểm tra mặt hàng nói trên gặp rất nhiều khó khăn vì sau khi “bị động”, các cơ sở kinh doanh mặt hàng này đã giấu hết hàng, đợi yên ổn mới mang ra bán lại.

“Bởi áo ngực có xuất xứ từ Trung Quốc có giá khá rẻ, chỉ 70.000 - 80.000 đ/chiếc, phù hợp với túi tiền của các thôn nữ nên mặt hàng này lưu hành nhiều ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, để kiểm tra rốt ráo mặt hàng áo ngực nghi gây độc ở những chợ quê quả là điều không dễ”, bà Nguyễn Thị Hoa, đội trưởng Đội QLTT số 7.

“Trước khi tổ chức kiểm tra, chúng tôi phải cử anh em đi trinh sát trước, biết cơ sở đó còn bày bán loại hàng này, chúng tôi ập đến đột xuất thì mới có hiệu quả. Tuy nhiên, khi đang kiểm tra gian hàng này, các gian hàng khác liền được đánh động và họ lập tức giấu hết hàng nên không thể bắt giữ hết lượng hàng áo ngực nghi gây độc còn tồn tại trên thị trường”, bà Nguyễn Thị Hoa, đội trưởng Đội QLTT số 7.

Tại cơ quan Đội QLTT số 7, chúng tôi được tận mắt nhìn thấy 4 mẫu áo ngực xuất xứ từ Trung Quốc có chứa dung dịch “lạ” nghi gây độc cho chị em khi sử dụng. Loại mang nhãn hiệu Kaligi mang 2 túi dung dịch màu trắng, trong mỗi túi có chứa 3 hạt trông như hạt cườm; loại mang nhãn Mei Die Fei chứa chất liệu cao su được làm như tổ ong; loại mang nhãn LunShi cũng mang 2 túi dung dịch có chứa hạt cườm; riêng loại mang nhãn Finnabao chứa 2 túi dung dịch đặc, có màu trông như tương ớt. Loại dung dịch nào khi sờ tay vào cũng có cảm giác nhơn nhớt.

Bà Nguyễn Thị Hoa, đội trưởng Đội QLTT số 7, cho biết thêm: Càng về sau này, trong lúc đi truy quét, ngành chức năng càng gặp nhiều hơn mặt hàng áo ngực mang nhãn hiệu “Made in Việt Nam”. Tuy nhiên qua kiểm tra loại hàng này, trên nhãn mác không thể hiện tên và địa chỉ của công ty SX, chỉ đơn thuần 1 cái nhãn nhỏ ghi “made in Việt Nam”.

Bà Hoa nói: “Trong thời điểm chị em đang tẩy chay loại áo ngực có xuất xứ từ Trung Quốc, chúng tôi nghi ngờ các cơ sở kinh doanh tháo nhãn mác Trung Quốc để đóng vào sản phẩm nhãn “Made in Việt Nam” để qua mắt người tiêu dùng”.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất