| Hotline: 0983.970.780

Truy trách nhiệm cá nhân, tổ chức vụ vỡ đường ống thủy điện sông Bung 2

Thứ Năm 15/09/2016 , 06:51 (GMT+7)

Dưới sông Bung có ít nhất 2 thi thể đang nằm trong dòng nước đục ngầu. Trên bờ từng dòng người thoát chết trở về tay trắng. Dân cư ngập úng, nhiều căn nhà bị cuốn sạch trơn.

Hết sức nghiêm trọng

Sáng 14/9, PV NNVN tiếp cận hiện trường vụ vỡ cống dẫn dòng đập thủy điện sông Bung 2, khiến 2 công nhân lái máy đào bị mất tích. Ngoài ra, có 2 xe ô tô 7 chỗ, 2 máy đào, 1 xe cẩu 25 tấn, 4 xe tải ben cùng nhiều thiết bị thi công, nhiều máy hàn khác đã bị nước cuốn trôi. Có 2 nhà dân bị cuốn trôi, hàng trăm ngôi nhà bị ngập nước.

16-41-29_nh-2
Xe cẩu 25 tấn bị nước cuốn phăng

 

Ông Ngô Việt Hải, Tổng GĐ TCty Phát điện 2, chủ dự án thủy điện Sông Bung 2, cho hay: Chúng tôi tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương tìm kiếm thi thể 2 công nhân mất tích. Hiện đã liên hệ các đội thợ lặn ở Đà Nẵng và liên hệ với Quân khu V cử lực lượng đặc công nước lên tìm kiếm.

"Cty đã kiểm tra, đánh giá toàn diện công trình và đến thời điểm này khẳng định toàn bộ hạng mục công trình thủy điện Sông Bung 2 đảm bảo an toàn. Sự cố này cũng không có ảnh hưởng vùng hạ lưu", ông Hải nói.

Ông Đặng Hoàng An, Tổng GĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho rằng, sự cố này là hết sức nghiêm trọng. Sau này, các cơ quan chức năng phải rà soát lại từ khâu thiết kế cho đến quá trình thi công đảm bảo an toàn mới có thể tích nước trở lại. “Chủ đầu tư phải đảm bảo tuyệt đối an toàn khi thi công trở lại”, ông An chỉ đạo.

Chiều cùng ngày, nước rút xuống, nhiều lực lượng chức năng huy động 2 máy đào trục vớt chiếc máy đào bị nước cuốn trôi. Máy này do anh Đặng Văn Tiền điều khiến. Khi bị cuốn trôi, anh Tiền không mở cửa thoát ra ngoài nên khả năng thi thể anh Tiền đang ở trong máy. Tuy nhiên, công việc trục vớt không thành công, bởi đá, cát lấp đầu máy đào.

16-41-29_nh-1
Đập thủy điện sông Bung 2, nơi xảy ra vụ việc. Người thân nạn nhân Đặng Văn Tiền cầu nguyện mong sớm tìm được thi thể

 

Hàng trăm người thoát chết

Công nhân Vi Văn Dũng (trú xã Ngọc Lâm, Thanh Chương, Nghệ An) đang vớt máy hàn bị nước cuốn dưới lòng sông lên phơi nắng, sửa chữa, bàng hoàng kể: Thường ngày, tôi làm công việc hàn sắt thép phía dưới thân đập, nhưng chiều qua mất điện nên cùng một số người về lán trại nghỉ.

Khoảng chừng 16h20, một tiếng nổ bùng, dòng nước trên đập thủy điện ào ào đổ xuống. Tôi cùng nhiều người chạy ra thấy phía dưới công nhân chạy tán loạn. Một số người bị nước cuốn trôi nhưng bất lực.

“Nếu không mất điện thì tôi cùng chung số phận với các đồng nghiệp. Nước xuống quá nhanh nên người và tài sản bị cuốn phăng trong chốc lát”, anh Dũng chia sẻ.

Sự cố xảy ra, hàng trăm người dân đang làm việc ở ven sông Bung tháo chạy lên vùng cao may mắn thoát chết. Sau một ngày ở trong rừng chờ nước rút, sáng 14/9, họ cuốc bộ ra khu dân cư. Trong dòng người tìm kiếm người thân, sáng sớm, bà Nguyễn Thị Xuyên ở xã Đại Hưng, Đại Lộc, trông ngóng chồng mình mất liên lạc từ đêm qua...

16-41-29_nh-3
Lực lượng quân đội tỉnh Quảng Nam tham gia trục vớt máy đào tìm kiếm thi thể Đặng Văn Tiền

 

Công tác trục vớt máy đào do anh Tiền gặp khó khăn vì nước chảy xiết, đá, cát phủ vào máy đào

 

 

Đến 10 giờ sáng, chồng bà Xuyên, ông Nguyễn Quang Sơn cuốc bộ ra đường, trên người còn bộ áo cộc. Bụng đói lả, hai vợ chồng họ gặp nhau trong tiếng khóc vui mừng. Vừa ăn tô mì tôm do một chủ quán bán hàng cho, ông Sơn kể: Nếu chậm chân vài phút, vợ chồng ông bà sẽ bị nước cuốn. Vào thời điểm vỡ đường ống, có hàng trăm người đang mưu sinh trên và ven bờ sông Bung. May nhiều người tháo chạy kịp. “Tài sản của tôi có chiếc xe máy và dụng cụ đi theo dòng nước. Giờ không còn tiền bắt xe về nhà”, ông Sơn buồn bã.

Đồng cảnh ngộ, một nhóm phu vàng gồm 5 người cuốc bộ ra đường về nhà. Ông Nguyễn Văn Trung (trú xã Đại Lãnh, Đại Lộc, Quảng Nam) lên sông Bung khai thác vàng. Lúc xảy ra vụ việc, ông cùng 40 người khác chạy đến chỗ cao trú tránh.

16-41-29_nh-5
Vợ chồng ông Nguyễn Quang Sơn và Nguyễn Thị Xuyên gặp lại nhau

 

“Từ đêm qua chúng tôi ở trong rừng không có miếng gì vào bụng. Sáng nay nước rút mới cuốc bộ ra. Tiền không còn, chúng tôi mong được hỗ trợ để về nhà”, ông khẩn cầu.

Truy trách nhiệm đối với những cá nhân, tổ chức liên quan

Trưa 14/9, ông Cao Quốc Hưng (ảnh), Thứ trưởng Bộ Công thương cùng đoàn công tác kiểm tra hiện trường vụ vỡ cống dẫn dòng thủy điện sông Bung 2. Thứ trưởng Hưng đánh giá, đây là một sự cố nghiêm trọng, gây ra thương vong về người và là một bài học để các đơn vị đặc biệt lưu ý.

16-41-29_nh-6

 

“Chủ đầu tư tìm cách khắc phục sự cố, bước đầu đánh giá thiệt hại để hỗ trợ kịp thời cho địa phương. Quảng Nam và Tập đoàn Điện lực cùng đơn vị chủ đầu tư đã tập trung cho công tác cứu hộ cứu nạn, là nhiệm vụ quan trọng nhất ở thời điểm hiện tại. Sau sự cố này, cần rút kinh nghiệm sâu sắc, đồng thời đánh giá lại toàn bộ công tác thi công, công tác tìm kiếm cứu nạn, an toàn công trình để không lặp lại sự cố này, nhất là trong mùa mưa bão”, ông Hưng yêu cầu.

Trả lời báo chí sau cuộc họp, ông Hưng cho hay, sau khi xác định nguyên nhân sự cố sẽ truy trách nhiệm đối với những cá nhân, tổ chức liên quan. Nói về chất lượng công trình, ông Hưng cho rằng, trước hết là phải đánh giá nguyên nhân xảy ra sự cố công trình. Trong nguyên nhân thì phải đánh giá từng nguyên nhân một và kiểm tra lại toàn bộ công trình trước khi tiến hành tiếp.

“Đây là mùa tích nước nhưng khi xảy ra sự cố thì phải tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá lại, mất thời gian mới làm được”, ông Hưng nói.

 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm