| Hotline: 0983.970.780

Truyền hình thực tế như "Cuộc chơi đói khát"

Thứ Tư 04/12/2013 , 10:09 (GMT+7)

Đâu đó có người chiến thắng, ở đó có “nạn nhân” của những phù phiếm, những giá trị không thật và kể cả là “miếng mồi” ngon cho “đấu trường” truyền thông đang đói khát.

Phần 2 của “Đấu trường sinh tử” đang lập kỉ lục doanh thu phòng vé trên toàn thế giới, ở Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Dường như cái mác “cấm chiếu” phần 1 năm ngoái ở Việt Nam đã khiến không ít khán giả tò mò ra rạp thưởng thức “bom tấn mùa đông” của Hollywood này.

“Hunger Games”, nếu dịch đúng nghĩa là “Cuộc chơi đói khát”. Và nếu nhìn nhận kĩ, trò chơi truyền hình thực tế săn người ở bộ phim này, thì đây cũng là một góc nhìn phản ánh thời đại truyền hình thực tế đang bùng nổ hiện nay trên sóng truyền hình.

VÌ SAO CHÁY VÉ?

Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Suzanne Collins, 3 tập truyện gồm: “Đấu trường sinh tử”, “Bắt lửa” và “Chim húng nhại” nhanh chóng trở thành tác phẩm ăn khách mọi thời đại ngay khi phát hành.

Phiên bản phim quy tụ dàn diễn viên trẻ, đẹp và tài năng của Hollywood gồm: Jennifer Lawrence, Liam Hemsworth, Josh Hutcherson, Elizabeth Banks… và sau khi phần 1 phát hành, những diễn viên này đã sở hữu lượng người hâm mộ khổng lồ trên toàn thế giới.



Hình ảnh trong phần 2 “Đấu trường sinh tử: Bắt lửa”

Bộ phim kể về câu chuyện của một cô gái 16 tuổi tên Katniss Everdeen, đang sống trong một thế giới tương lai sau một trận đại họa ở quốc gia Panem, vốn là Bắc Mỹ trước đây. Thủ đô Capitol của quốc gia này là một thành phố phồn vinh, nắm quyền bá chủ đối với 12 quận xung quanh thành phố.

Trò chơi sinh tử là một chương trình truyền hình thực tế được tổ chức hàng năm và truyền hình trực tiếp toàn quốc. Trong đó, mỗi quận cử một nam một nữ ở độ tuổi từ 12 đến 18 để tham gia vào cuộc thi. Mục tiêu của trò chơi là phải tiêu diệt tất cả các đối thủ khác, người sống sót cuối cùng là người chiến thắng.

“Đấu trường sinh tử” thỏa mãn trí tưởng tượng của con người ở thì tương lai, một viễn cảnh xa hoa ở thủ đô Capitol tráng lệ với những phương tiện tối tân, những trò chơi tiêu khiển bệnh hoạn vượt xa trí tưởng tượng của khán giả.

Ở chiều ngược lại, thủ đô Capitol càng hiện đại bao nhiêu thì khung cảnh tồi tàn của những vùng miền quê heo hút ám ảnh khán giả bấy nhiêu, “trò chơi đói khát” như đưa người xem quay về những màn đánh nhau thời kì La Mã cổ đại.

Tuy nhiên, đan xen vào đó là những trò dàn xếp của nhà sản xuất chương trình với những loài động vật biến đổi gen khó lường như chó, chim húng nhại, khỉ… và dĩ nhiên, không thể thiếu những câu chuyện “vuốt ve” khán giả như tình yêu, anh em ruột hay những nhân vật không giỏi đánh đấm nhưng nguy hiểm khó lường.

Xem “Đấu trường sinh tử”, khán giả tưởng như lạc vào một “Fashion week” (tuần lễ thời trang) nào đó với vô số bộ sưu tập màu mè đẹp mắt của nhiều nhà thiết kế nổi tiếng trên thế giới. Đặt bối cảnh ở thì tương lai, những bộ trang phục cao cấp, siêu thực xuất hiện suốt bộ phim, khiến khán giả thích thú với những cảnh quay hoành tráng, lộng lẫy và “ngụy trang” cho nội dung phim có phần tàn nhẫn.

TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ CÓ TÀN NHẪN?

Ở một góc độ nào đó, chương trình truyền hình có tàn nhẫn với người chơi. Trong “Đấu trường sinh tử”, 24 người phải tiêu diệt lẫn nhau để tìm kiếm 1 người sống sót, những chi tiết tàn nhẫn bộc lộ hết tính cách xấu xa của con người được truyền hình trực tiếp đến mọi người, người thân, bạn bè của họ. Có những người khóc thét khi con em họ chết dưới những lưỡi dao và những mũi tên bắn ra.

Dưới bàn tay sắp xếp của nhà sản xuất, những tình tiết yêu đương được vẽ ra để “vuốt ve” khán giả và dường như, họ muốn ai chết, người đó sẽ phải chết.

Katness Everdeen, cô gái 16 tuổi trong phim là người chiến thắng “Đấu trường sinh tử” lần thứ 74 và cũng chính là nạn nhân. Khi cô chiến thắng trở về, cô luôn bị dày vò và ám ảnh những khi cô giương cung tên hạ gục đối thủ.

Cuộc sống của cô bị biến tấu và can thiệp với những âm mưu đưa cô lên mặt báo, những bài phát biểu với dụng ý riêng của những thế lực đen tối. Đâu đó, những đứa trẻ mới lớn bắt chước kiểu tóc, trang phục của cô mặc và hùng hồn phát biểu, sau này lớn lên, chúng cũng sẽ tham gia trò chơi để được nổi tiếng như cô.

Cô là một ngôi sao của truyền hình và có ảnh hưởng tới những đứa trẻ ngây thơ, vô tình bị nhồi nhét những thứ tàn bạo mà chúng chưa thể hình dung ra được.

Nếu đem so sánh với những chương trình truyền hình thực tế thời bấy giờ, nhiều người mới thấy giật mình. Tất nhiên, loại bỏ những yếu tố nhân văn ở một số chương trình, “Đấu trường sinh tử” khiến người xem thấy cấu trúc hao hao giống những chương trình truyền hình đang làm mưa làm gió hiện nay.

Đều là một nhóm người tìm cách loại trừ nhau để chiến thắng, bất kể dùng thủ đoạn nào. Ở đó, những nhà sản xuất sử dụng “bàn tay quyền lực” để biên tập theo dụng ý của họ và chưa kể, những “bí mật riêng tư” của người chơi được phơi bày ra để “vuốt ve” khán giả.

Và chắc chắn, đâu đó có người chiến thắng, ở đó có “nạn nhân” của những phù phiếm, những giá trị không thật và kể cả là “miếng mồi” ngon cho “đấu trường” truyền thông đang đói khát.

Những ví dụ cho những việc này chắc chắn là không thiếu nếu nhìn vào những chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam thời gian qua.

Năm 2012, bộ phim “Đấu trường sinh tử” ra mắt trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bộ phim này không được chiếu ở Việt Nam với lí do từ bộ phận kiểm duyệt phim là quá bạo lực.

Phần 2 của bộ phim “Bắt lửa” được khởi chiếu ở Việt Nam từ 27/11 và nhanh chóng thu hút nhiều tầng lớp khán giả. Theo dự kiến, phần 3 “Chim húng nhại” của bộ phim sẽ chia ra làm 2 phần, lần lượt ra mắt vào năm 2014 và 2015.

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Văn Trường, Văn Tùng đá chính, U23 Việt Nam quyết thắng U23 Malaysia

HLV Hoàng Anh Tuấn đã đưa ra đội hình xuất của ĐT U23 Việt Nam đối đầu U23 Malaysia, mục tiêu sẽ là giành 3 điểm trước đối thủ cùng khu vực.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm