| Hotline: 0983.970.780

Truyện Kiều và giai thoại đời thường

Thứ Năm 26/11/2015 , 07:35 (GMT+7)

Kỷ niệm 250 năm thi hào Nguyễn Du được sinh ra trên đất Việt, rất nhiều hoạt động văn hóa được tổ chức để chào mừng.

15-56-44_truyen-kieu

Đồng thời, Truyện Kiều cũng được in lại bằng các ấn bản công phu. Giá trị của Truyện Kiều đã được khẳng định, và sức lan tỏa của Truyện Kiều vào đời sống cũng có những màu sắc khác nhau.

Năm 2011, Hội Kiều học VN được thành lập, do PGS Nguyễn Văn Hoàn làm Chủ tịch. Phó Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn là con rể của GS Đặng Thai Mai, và cũng là người đã tham gia vào Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du.

Cứ ngỡ PGS Nguyễn Văn Hoàn tiếp tục có mặt trong Lễ kỷ niệm 250 năm sinh Nguyễn Du, thì ông đột ngột qua đời vào tháng 6/2015, hưởng thọ 83 tuổi.

PGS Nguyễn Văn Hoàn tâm huyết cả đời với Nguyễn Du và Truyện Kiều “một niềm vì nước vì dân, âm công cất một đồng cân đã già”.

Ngày PGS  mất, nhà thơ Vũ Quần Phương đang ở Sài Gòn, gặp tôi thổ lộ rằng: Muốn tìm người thay thế Chủ tịch Hội Kiều học VN cũng nan giải, “chung quanh lặng ngắt như tờ, nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?”.

Tôi nửa đùa nửa thật đề xuất với nhà thơ Vũ Quần Phương: Nhà thơ Trần Quốc Toàn mới 66 tuổi, có thể làm Chủ tịch Hội Kiều học VN một nhiệm kỳ “trước cờ ai dám tranh cường, năm năm hùng cứ một phương hải tần”.

Nhà thơ Trần Quốc Toàn nhiều năm dạy học ở Đồng Tháp, nổi tiếng là người mê Truyện Kiều nhất vùng Cao Lãnh “phong trần mài một lưỡi gươm, những loài giá áo túi cơm sá gì, nghênh ngang một cõi biên thùy, thiếu gì cô quả thiếu gì bá vương”.

Trần Quốc Toàn có truyện ngắn “Hàng sao bên kia sông” viết cho thiếu nhi, khá sinh động. Trớ trêu, trước Văn phòng Tỉnh ủy Đồng Tháp cũng có một hàng sao, nên vài kẻ xỏ xiên rằng Trần Quốc Toàn viết văn châm chọc lãnh đạo địa phương.

Chả có án gì, nhưng xì xầm mãi, khiến Trần Quốc Toàn chán nản “áo cơm ràng buộc lấy nhau, vào luồn ra cúi công hầu làm chi”.

Không ai nghi ngờ tình yêu sâu đậm của Trần Quốc Toàn với Truyện Kiều. Tuy nhiên, bây giờ Trần Quốc Toàn nghỉ hưu vui vẻ với con cháu, nên cũng không dám đoái hoài đến cái chức Chủ tịch Hội Kiều học VN, bởi lẽ “dở dang nào có hay gì, đã tu tu trót, qua thì thì thôi”.

Hiểu được sự chật chội ở Đồng Tháp đã bủa vây lấy mình “những là oan khổ lưu ly, chờ cho hết kiếp còn gì là thân”, Trần Quốc Toàn quyết định dứt bỏ chốn cũ để lên Sài Gòn mưu sinh bằng nghề viết báo “một tay gây dựng cơ đồ, bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành”.

Nơi đô hội, Trần Quốc Toàn vẫn giữ thói quen cũ là, đi đâu cũng bỏ túi áo một quyển Truyện Kiều in khổ nhỏ, và nảy sinh một giai thoại dở khóc dở cười.

Đó là có lần được đồng nghiệp mời vào quán bia có các cô tiếp viên xinh đẹp phục vụ, Trần Quốc Toàn thích lắm “tưởng bây giờ là bao giờ, rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao”.

Uống say, cuốn Truyện Kiều từ túi áo Trần Quốc Toàn rơi ra đất. Cô tiếp viên nhặt lên, hỏi: “Sách của anh phải không?”. Dĩ nhiên, Trần Quốc Toàn gật đầu. Cô tiếp viên mở ra, đọc mấy câu: “Khéo là mặt dạn mày dày, kiếp người đã đến thế này thì thôi, thương thay thân phận lạc loài, dẫu sao cũng ở tay người biết sao?”, rồi chớp chớp mắt nhìn Trần Quốc Toàn đắm đuối: “Cái anh Nguyễn Du này, làm thơ hay quá hà!”.

Bỗng dưng được biến thành đại thi hào dân tộc, Trần Quốc Toàn chưng hửng “phải tuồng trăng gió hay sao, sự này biết tính thế nào được đây”.

Trần Quốc Toàn đang lúng túng, thì cô tiếp viên “dòng thu như xối cơn sầu, dứt lời nàng đã gieo đầu một bên” và nũng nịu: “Bữa nào anh Du làm tặng em một bài thơ nghen, anh Du!”.

Trần Quốc Toàn “điều đâu sét đánh lưng trời, thoạt nghe chàng thoắt rụng rời xiết bao”, tỉnh rượu hẳn mà bấm bụng kêu trời “duyên đâu ai dứt tơ đào, nợ đâu ai đã dắt vào tận tay”.

Sau bận đó, Trần Quốc Toàn không dám mang theo Truyện Kiều bên mình nữa, mà ôm khư khư mấy ảnh “khi ăn ở lúc ra vào, càng âu duyên mới càng dào tình xưa”.

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Văn Trường, Văn Tùng đá chính, U23 Việt Nam quyết thắng U23 Malaysia

HLV Hoàng Anh Tuấn đã đưa ra đội hình xuất của ĐT U23 Việt Nam đối đầu U23 Malaysia, mục tiêu sẽ là giành 3 điểm trước đối thủ cùng khu vực.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm