| Hotline: 0983.970.780

Truyền thống tự hào, phát triển vững bền

Thứ Tư 14/10/2015 , 09:30 (GMT+7)

Ngày 18/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 890/QĐ-TTg về việc lấy ngày 14/11 hàng năm là “Ngày truyền thống ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”. 

Đây là dấu mốc có ý nghĩa quan trọng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhiều thế hệ trong toàn ngành - những người đã đoàn kết, nỗ lực, bền bỉ góp sức để vun đắp truyền thống 70 năm qua thành di sản quý báu, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

1. Nói về truyền thống của ngành nông nghiệp Việt Nam, trước hết đó là truyền thống kế thừa lịch sử dân tộc “yêu nước, đoàn kết, tương thân, tương ái”. Nông dân là những người trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và thủy lợi, gắn bó mật thiết với quê hương, làng xóm, với đất và nước. Khi có chiến tranh, lòng yêu nước đã thôi thúc nông dân đứng lên anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Trong SX, lòng yêu nước được thể hiện ở tình yêu nghề, gắn bó với nghề cho dù có nhiều vất vả.

Cũng như nông dân, đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, lao động trong ngành là những người đa số xuất thân từ nông dân, công việc gắn liền với đồng ruộng, núi rừng, biển đảo. Tình yêu quê hương, đất nước, yêu nghề đã giúp họ vượt qua được những khó khăn gian khổ, bám đất, bám làng, bám rừng, bám biển.

Trong quá trình thay đổi về tổ chức, dù tách ra hay nhập vào, làm ở đâu, cương vị nào, họ đều phát huy tinh thần đoàn kết, yêu nghề, yêu công việc, phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Vì thế truyền thống đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau, đồng cam cộng khổ, lá lành đùm lá rách luôn được phát huy cao độ, trở thành đặc trưng và là nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn thử thách.

2. Truyền thống nông nghiệp Việt Nam là “lao động cần cù, sáng tạo, vượt khó”. Người lao động nông nghiệp ở bất cứ ngành nghề nào, vùng miền nào cũng luôn cần cù, chịu khó, một nắng hai sương, không quản nắng mưa. Họ luôn khát khao sáng tạo, ham học hỏi, nắm bắt và vận dụng quy luật tự nhiên để phục vụ SX, luôn tìm tòi, phát huy sáng kiến để hạn chế tác hại của thiên nhiên bất thuận, của thiên tai hạn hán, mưa bão, lũ lụt, biết luân canh gối vụ, cải tiến công cụ, tranh thủ bám ruộng đồng, bảo đảm thời vụ…

Sự sáng tạo, vượt khó đó đã được minh chứng bằng nhiều thành tựu nổi bật với các phong trào rộng lớn tiêu biểu của nông nghiệp qua các thời kỳ, như phong trào “Năm tấn thóc một hecta” thời chiến, đến “50 triệu đồng một hecta” thời đổi mới đều do ngành Nông nghiệp khởi xướng, được nông dân thực hiện trên những cánh đồng, tạo ra những dấu ấn tiêu biểu của SX nông nghiệp.

Nông dân ngày nay biết dựa vào khoa học công nghệ, liên kết với DN, hợp tác với nhau mở rộng quy mô SX, hình thành những cánh đồng lớn theo chuỗi giá trị từ SX đến thị trường. Nhờ sự tiến bộ về mọi mặt của nông dân, nông nghiệp từ chỗ lệ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên trở thành ngành kinh tế chủ động hơn, hiệu quả hơn và hội nhập ngày càng bền vững.

3. Nông nghiệp Việt Nam có “truyền thống liên minh công - nông và trí thức”. Là đội ngũ lao động đông đảo nhất trong xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông dân là lực lượng thực hiện liên minh công - nông và trí thức trong mọi lĩnh vực. Họ luôn trung thành với Đảng, liên kết với giai cấp công nhân trong các phong trào đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, chống thực dân phong kiến. Sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, thân phận cũ thời phong kiến thực dân của nông dân từng bước được giải phóng, quan hệ SX đã được đổi mới, họ trở thành chủ nhân, “người cày có ruộng”, ý thức giác ngộ được nâng lên, liên minh công - nông và trí thức trở thành nền tảng để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Cán bộ, công nhân viên chức, người lao động và đội ngũ trí thức của ngành cũng như đa số công nhân nước ta nói chung, đều xuất thân từ nông dân, trực tiếp phục vụ nông dân, nông nghiệp, nông thôn, có tình cảm sâu nặng nhất và liên minh chặt chẽ nhất với nông dân. Họ gắn bó với nông dân, vì nông dân chịu đựng gian khổ, sát cánh với nông dân trong mọi hoạt động, mọi phong trào thi đua. Đó là đặc trưng rất rõ nét của ngành Nông nghiệp.

Kinh tế càng phát triển, liên minh công - nông và trí thức càng trở nên quan trọng, được triển khai rộng thành “liên kết nhiều nhà” và trở thành truyền thống ngày càng được phát huy đậm nét của nông nghiệp nước ta.

4. Truyền thống nông nghiệp Việt Nam là sự kế thừa và phát huy “vai trò nền tảng, trụ đỡ trong xây dựng và phát triển đất nước”. Nông nghiệp hiện đại ngày nay trải qua các thời kỳ phát triển đã tiếp thu, vận dụng những kinh nghiệm, bài học quý của lịch sử. Nhờ sự lãnh đạo, quan tâm sâu sát của Đảng và Nhà nước, ngành nông nghiệp được tiếp thêm các nguồn lực phát triển mới. Vai trò quan trọng của ngành đối với đất nước ngày càng rõ nét. Truyền thống đó được vun đắp bằng các thành tựu to lớn và cơ bản của các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp và thủy lợi, trong mối tổng hòa kết hợp chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực cho nhau trong suốt 70 năm qua.

Sau khi đất nước thống nhất, chúng ta phải trải qua các giai đoạn vô cùng khó khăn trong những năm thập kỷ 80 của thế kỷ trước và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới gần đây, nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ, nền tảng đảm bảo sự ổn định và bền vững cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thành tựu nông nghiệp trong đổi mới đã giúp nước ta thực hiện thành công xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế đất nước, là nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

5. Truyền thống nông nghiệp Việt Nam còn là “truyền thống bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa dân tộc”. Nước ta có nền văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một thể thống nhất, khởi nguồn cho sự hình thành, phát triển dân tộc và các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người Việt. Các giá trị văn hóa truyền thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm chủ nghĩa yêu nước, lòng thương yêu, quý trọng con người, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng dũng cảm, bất khuất, đức tính cần, kiệm, khiêm tốn, giản dị, trung thực, thủy chung, lạc quan, hiếu học…

Các giá trị đó cũng chính là truyền thống lâu đời đậm nét của nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta. Là nơi sinh ra văn hóa truyền thống của dân tộc, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn trong phát triển văn hóa nước ta. Họ là lực lượng đông đảo nhất, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quan trọng là xây dựng và phát huy một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

6. Tự hào về truyền thống 70 năm ngành Nông nghiệp và PTNT Việt Nam; hướng tới Đại hội Thi đua yêu nước của ngành lần IV, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn ngành Nông nghiệp đang tiếp tục đẩy mạnh thi đua “Chung sức thực hiện tái cơ và xây dựng nông thôn mới” vì mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp nước nhà phát triển bền vững theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam hướng đến kết quả tốt nhất trước Malaysia'

U23 Việt Nam đã hoàn tất sự chuẩn bị trước lượt trận thứ hai gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm