| Hotline: 0983.970.780

TT- Huế: Hơn 80 lồng cá trên sông Bồ bị thiệt hại

Thứ Tư 04/09/2019 , 09:27 (GMT+7)

Ngày 4/9, UBND xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền cho biết, qua công tác kiểm tra, địa phương đã xác định nguyên nhân khiến 80 lồng cá nuôi trên sông Bồ, khoảng 16 tấn bị chết là do ô nhiễm nguồn nước.

 

Người nuôi vớt cá chết đi tiêu hủy.

Trước đó, nhiều hộ nuôi cá lồng trên sông Bồ ở 2 xã Quảng Thọ và Quảng Thành (huyện Quảng Điền) phản ánh trong các ngày từ ngày 30/8 đến 2/9, cá lồng nuôi có hiện tượng lờ đờ, nổi lên mặt nước và sau đó bị chết hàng loạt; chủ yếu là cá trắm, trọng lượng từ 2 đến 3 kg/con, trong đó rất nhiều lồng cá đang vào thời điểm thu hoạch. Cụ thể xã Quảng Thọ có 65/900 lồng bị thiệt hại hơn 12 tấn cá, Quảng Thành thiệt hại gần 2 tấn.

Nhận được thông tin, xã Quảng Thành và huyện Quảng Điền đã cử cán bộ trực tiếp xuống hiện trường tìm hiểu nguyên nhân và hướng dẫn người nuôi cách khắc phục hậu quả.

Ông Đào Trọng Thành, Chủ tịch UBND xã Quảng Thành cho hay, nguyên nhân của cá chết là do nước mưa từ các đồng ruộng đổ về sông, bị nhiễm bẩn từ chất thải nông nghiệp, trong khi đó số lượng cá nuôi trong lồng còn khá nhiều nên dẫn đến hiện tượng cá chết vì thiếu oxy.

Sau khi sự việc xảy ra, xã đã cử cán bộ về hướng dẫn kỹ thuật, khuyến cáo người dân cần thường xuyên chăm sóc cá và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tạo oxy.

Nhiều năm trở lại đây cá lồng nuôi trên sông Bồ thường bị chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề.

Theo UBND huyện Quảng Điền, cùng với việc hỗ trợ người dân, thì cùng với công tác tuyên truyền vận động, huyện đang lên phương án thu gom, xử lý toàn bộ số rơm rạ được người dân bỏ lại trên đồng ruộng để hạn chế tiếp tục gây ô nhiễm ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.