| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 13/01/2010 , 10:38 (GMT+7)

10:38 - 13/01/2010

Từ chuyện một sinh viên Trung Quốc tặng tiền ĐH nước ngoài

Tất cả các tờ báo, các diễn đàn của Trung Quốc đang bàn luận xôn xao về chuyện Zhang Lei, một cử nhân người Trung Quốc đã tặng số tiền kỷ lục hơn 8 triệu USD (hơn 160 tỷ đồng) cho Trường ĐH Yale (Mỹ), nơi Zhang từng học tập.

Một số cho rằng Zhang được quyền làm những gì mình thích, nhưng phần đa đều đặt câu hỏi tại sao Zhang không tặng số tiền đó cho các trường ĐH Trung Quốc mà lại chọn một trường ĐH Mỹ. Những người phản đối thậm chí còn gọi Zhang là “kẻ phản bội”.

Theo trang web riêng của ĐH Yale, Zhang Lei sinh năm 1972, tốt nghiệp Trường này năm 2002, vốn là một sinh viên xuất sắc của trường. Trước đó, khi 17 tuổi, Zhang đã đỗ đại học với số điểm cao nhất so với 100.000 thí sinh của tỉnh nhà và nhận được giấy báo trúng tuyển của Trường Đại học Nhân Dân, Trung Quốc. Năm 2005, Zhang thành lập Quỹ Đầu tư Hillhouse Capital Management Ltd có trụ sở tại Bắc Kinh. Quỹ của Zhang hiện quản lý 2,5 tỷ USD.

Zhang Lei khẳng định việc tặng tiền cho ĐH Yale hoàn toàn là một vấn đề cá nhân và không liên quan đến đạo đức hay tư tưởng. Bên cạnh đó, sinh viên Trung Quốc tại Yale cũng được hưởng lợi từ số tiền tài trợ này. Zhang cho biết ĐH Yale đã thay đổi cuộc đời anh và dạy anh Zhang biết cách “chia sẻ”.

Ở Việt Nam, mấy ngày vừa qua, Bộ GD- ĐT cùng các địa phương đã chụm đầu vào bàn bạc, có mỗi chuyện bỏ môn này, thi môn kia trong kỳ thi tốt nghiệp THPT mà mãi vẫn chưa ngã ngũ, xung quanh câu chuyện này cũng có quá nhiều tranh cãi, mỗi bên có một lý do để biện hộ cho cái lý của mình. Nhưng xét cho cùng, vấn đề vĩ mô hơn về việc nâng tầm chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng đào tạo đại học nói riêng, thì vẫn chưa được thực hiện.

Hai câu chuyện, tưởng chẳng có gì liên quan đến nhau, nhưng điểm chung là nói đến chuyện giáo dục và chất lượng giáo dục. Trường ĐH Yale phải là ngôi trường đào tạo sinh viên thế nào, thì mới có người nhớ và biết ơn công dạy dỗ như thế, điển hình là việc anh Zhang tặng trường đến hơn 8 triệu USD. Còn với các trường ĐH của Việt Nam, tuyệt nhiên chưa bao giờ có chuyện như vậy. Vì sao? Có lẽ câu trả lời đơn giản chỉ là: Chất lượng giáo dục.

Báo giới đã tốn quá nhiều giấy mực cho chất lượng dạy và học ở nước ta. Tuy nhiên, nhiều ý kiến nhận xét, trong đó có cả ý kiến của lãnh đạo ngành giáo dục các thời kỳ, rằng chất lượng giáo dục hiện nay ngày càng đi xuống. Ai đúng, ai sai, thực tế sẽ trả lời.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm