| Hotline: 0983.970.780

Tự động hoá và định giá trong mua sữa

Thứ Tư 28/11/2012 , 16:16 (GMT+7)

Sau một thời gian nghiên cứu và đầu tư hơn 6 tỷ đồng, Cty FrieslandCampina Việt Nam vừa triển khai hệ thống tự động hóa trong thu mua và định giá sữa,...

Sau một thời gian nghiên cứu và đầu tư hơn 6 tỷ đồng, Cty FrieslandCampina Việt Nam (gọi tắt Cty FCV) vừa triển khai hệ thống tự động hóa trong thu mua và định giá sữa, giúp tăng cường tính minh bạch, chính xác, tiện lợi, nhanh chóng trong quá trình thu mua sữa trực tiếp từ nông dân.

Hệ thống này, bao gồm các thiết bị phần cứng và các phần mềm chuyên dụng, được được thiết kế riêng, phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và cung cấp bởi các nhà sản xuất uy tín trên thế giới. Hệ thống cũng thể hiện cho người bán thấy sự minh bạch hóa qúa trình kiểm tra sữa tươi nguyên liệu, giúp theo dõi quá trình đảm bảo chất lượng sữa tươi sản xuất bởi từng hộ nông dân. Đây là một phần trong quy trình đảm bảo chất lượng độc đáo “từ đồng cỏ đến ly sữa” mà FrieslandCampina đang áp dụng để tạo ra các sản phẩm đảm bảo vệ an toàn đang cung cấp cho người tiêu dùng – Ông Lưu Văn Tân, Trưởng phòng phát triển ngành sữa Cty FCV cho biết.


Người bán sữa cảm thấy yên tâm, phấn khởi khi Cty FCV triển khai hệ thống thu mua sữa mới

Với hệ thống tự động hóa trong thu mua và định giá sữa hiện đại này, mọi nông dân giao sữa cho công ty sẽ được cấp một thẻ giao nhận sữa với mã số riêng. Tòan bộ thông tin từ những lần giao sữa của mỗi hộ sẽ được ghi nhận và lưu lại một cách tự động theo mã số từ kết quả cân đo khối lượng, lấy mẫu, cho đến kết quả các xét nghiệm, phân tích đánh giá chất lượng, cũng như kết quả định giá, số tiền sữa, tiền thưởng tương ứng mà hộ nông dân giao sữa sẽ được nhận cho từng lô sữa.

Không những vậy, các thông tin nói trên còn được cập nhật và đồng bộ tức thì cho toàn hệ thống và sau đó. Nếu nông dân có thắc mắc về sản phẩm của mình có thể coi trực tiếp trên website. Ngoài ra, sau khi được cấp tài khoản truy cập mạng cũng như được công ty thông tin định kỳ cho từng người dân bằng các tin nhắn qua điện thoại di động... Hệ thống này cũng cho phép FrieslandCampina theo dõi được số lượng và chất lượng sữa thu mua được của từng trang trại, từng hộ nông dân, làm cơ sở để kiểm soát chất lượng sữa qua việc truy được xuất xứ nguồn nguyên liệu sữa khi cần.

Ông Lưu Văn Tân chia sẻ thêm: “Tuy chỉ mới bắt đầu triển khai, nhưng người nông dân tỏ ra phấn khởi vì họ không còn mất nhiều thời gian ghi chép, lưu giữ giấy tờ như trước đây, không sợ bị nhầm lẫn, sai sót hay thất thoát chứng từ, vì toàn bộ đều được ghi nhận, lưu trữ tự động. Tiện lợi nhất là họ được có thể kiểm tra thông tin sữa mà mình đã bán cho công ty bất kỳ lúc nào, rõ ràng và minh bạch từ số lượng, chất lượng cho đến giá cả, mức tiền thưởng… Điều này sẽ động viên người nông dân tập trung nâng cao chất lượng sữa ngày một tốt hơn.  Được biết, sau hơn 16 năm tích cực hỗ trợ nông dân (1995-2012), nguồn sữa tươi của nông dân trong chuỗi cung ứng của Cty FCV đã ngày một chất lượng hơn.

Chỉ tiêu tổng tạp trùng trong sữa tươi nguyên liệu hiện đã đạt được mức dưới 300,000 cfu/ml. Việc áp dụng mô hình “Thực hành chăn nuôi bò sữa tốt” (Good Dairy Farming Practices – GDFP) theo khuyến cáo của FAO, cùng hệ thống kiểm soát và đảm bảo chất lượng sữa tươi được thiết lập dựa trên nền tảng ISO 22000, với những công cụ kiểm soát chặt chẽ, xuyên suốt trong chuỗi thu mua sữa (từ trang trại đến nhà máy) đã giúp nông dân ngày càng nâng cao khả năng tự kiểm soát và sản xuất ra sữa tươi an toàn.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm