| Hotline: 0983.970.780

Tứ giác Long Xuyên- Đau đầu vì chuột

Thứ Ba 26/10/2010 , 09:57 (GMT+7)

Không hiểu vì sao mà mùa này chuột nhiều vô kể. Chỉ trong một đêm, sáng ra thăm ruộng đã thấy đẫm dấu chân chuột.

Người dân Vĩnh Phước (Tri Tôn, An Giang) đang giở chà bắt chuột

Tại cánh đồng thuộc khu vực xã Lê Trì, huyện Tri Tôn (An Giang) ông Chau Si cho biết, gia đình ông canh tác được 4,5 công đất lúa làm hai vụ trong năm. Thế nhưng không hiểu vì sao mà mùa này chuột nhiều vô kể. Chỉ trong một đêm, sáng ra ông Si thấy miếng ruộng của mình đẫm dấu chân chuột.

Dẫn chúng tôi vào tận đám ruộng nơi mà chuột cắn phá dữ dội, ông Chau Si lo âu nói: “Bà con làm ruộng ở đây chỉ chờ có mùa này. Vậy mà bây giờ chuột nó phá gần hết rồi, chỉ còn cỡ gốc tư (250 mét vuông) đất thì làm sao đủ ăn. Mấy ngày nay tôi chạy đi ra chợ mua 2 bịch thuốc trộn với lúa đem rải ra ruộng cho nó ăn mà có thấy con nào chết đâu”. Không riêng gì ông Chau Si, hầu hết bà con làm ruộng nơi đây đều bị lũ chuột cắn phá dữ dội. Vì đây là vụ mùa chính trong năm, nếu xảy ra thất thu thì bà con khó tránh khỏi cảnh thiếu ăn.

Còn tại khu vực xã An Hảo, huyện Tịnh Biên (An Giang) nhiều nông dân cũng hết sức lo lắng về tình trạng chuột đồng xuất hiện nhiều một cách bất thường so với nhiều năm trước. Anh Lê Văn Sắc ở xã Ba Chúc (Tri Tôn) đến khu vực ấp Tà Lọt, xã An Hảo này để trồng 6 công bắp. Anh Sắc than rằng: Lũ chuột này nó ăn ác lắm, nó chỉ đợi khi nào trái bắp vừa vô hạt đều là bắt đầu cắn phá. Chỉ trong vòng có hai ba đêm mà nó ăn mất hơn 1.000 trái bắp tương đương 1/3 công đất.

 Mặc dù anh Sắc đã dùng nhiều biện pháp để tiêu diệt chuột nhưng xem ra cũng không mấy hiệu quả. Trước đây 6 công đất này anh chỉ trồng các loại bầu, bí, dưa leo…, những món cũng được coi là khoái khẩu của chuột nhưng không hề bị nó cắn phá. Anh Sắc nói: “Mình tưởng trồng bắp là chắc ăn lắm rồi, ai dè lũ chuột này nó ăn trước mình mà còn lựa toàn những trái to, ngon mới chết chứ”.

Ông Trần Văn Mì - Trưởng phòng NN- PTNT huyện Tri Tôn cho biết, năm nay nước lũ về kém quá sẽ là gánh nặng cho nông dân. Ngoài các khoản chi phí về vệ sinh đồng ruộng, làm đất thì tình trạng chuột đồng sinh sôi nảy nở như thế này sẽ vô cùng nguy hại cho vụ đông xuân sắp tới của bà con trong vùng. Do đó ông Mì khuyến cáo bà con không nên xuống giống lúa sớm mà chờ thêm một thời gian nữa xem nước lũ có về đồng chút nào không.

Theo ông Mì, cách nay hơn 10 năm (1999), chuột cũng từng xuất hiện nhiều và đã được ngăn chặn. Thời điểm đó, địa phương có mở các đợt tập huấn và phát động phong trào diệt chuột trong dân rất có hiệu quả. Một số cách diệt chuột an toàn không gây ảnh hưởng môi trường như dùng bẫy rập, đào hang. Các biện pháp khác như chất chà hoặc trồng lúa thơm 1 vài công để dẫn dụ chuột vào và sau đó dùng lưới cước quây lại bắt.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm