| Hotline: 0983.970.780

Tự làm meo giống và sáng chế ra thiết bị khử trùng phôi nấm, thu 100 triệu đồng/tháng

Chủ Nhật 10/12/2017 , 07:15 (GMT+7)

Từ khi ông tự làm được meo giống nấm và sáng chế ra thiết bị bảo đảm tối đa nhiệt khử trùng phôi nấm khiến tỷ lệ bịch phôi đạt thành phẩm tăng đến gần 100%, từ lúc đó gia đình ông chính thức “đổi đời”...

Trong cuộc đời làm nông, ông đã từng gắn bó với nhiều loại cây trồng, nhưng thu nhập chẳng khiến kinh tế gia đình khấm khá lên chút nào. Ông chuyển sang làm nấm, vừa làm vừa mày mò nghiên cứu...

11-56-03_1
Ông Hòa kiểm tra trại SX nấm

Từ khi ông tự làm được meo giống nấm và sáng chế ra thiết bị bảo đảm tối đa nhiệt khử trùng phôi nấm khiến tỷ lệ bịch phôi đạt thành phẩm tăng đến gần 100%, từ lúc đó gia đình ông chính thức “đổi đời” khi có khoản thu nhập khoảng 100 triệu đồng/tháng.

Ghi nhận thành quả lao động của ông, tháng 5/2017 vừa qua, Chủ tịch nước đã ký quyết định tặng thưởng cho ông Huân chương Lao động hạng Ba. Ông là Đỗ Đình Hòa (55 tuổi) ở thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận (huyện Tây Sơn, Bình Định).

Khi mới bước vào nghề trồng nấm, ông Đỗ Đình Hòa phải đi mua giống giống nấm (meo) về cấy vào phôi để SX. Cách làm này vừa không chủ động, vừa khiến chi phí SX tăng cao. Ông quyết tâm sẽ có ngày mình làm chủ được công nghệ trồng nấm từ công đoạn đầu đến công đoạn cuối.

Với vài ba trại nấm ban đầu, ông Hòa vừa làm vừa nghiên cứu qua sách vở báo chí về kỹ thuật làm giống nấm. Mày mò suốt 7 năm trời với những dụng cụ chuyên dụng trong căn buồng ông lấy làm phòng “thí nghiệm”, để rồi cuối cùng ông cũng cho ra được mẻ meo giống nấm đầu tiên, đó là vào năm 2007.

“Meo giống nấm được làm ra từ dinh dưỡng của khoai tây, lúa, đậu xanh… chưng cất lên. Bây giờ trông nó đơn giản là vậy nhưng phải mất 7 năm tôi mới làm thành công mẻ meo giống đầu tiên. Từ ngày làm ra được meo giống nấm tôi mới tự tin mở rộng SX”, ông Hòa chia sẻ.

11-56-03_2
Ông Hòa (người đội mũ) bên lò khử trùng bịch phôi

Sau thành công tự làm ra meo giống nấm, ông Hòa tiếp tục nghiên cứu sáng chế ra thiết bị cung cấp nhiệt cho lò khử trùng bịch phôi lên đến 160 độ C, nhờ đó tỷ lệ bịch phôi bị hỏng giảm từ 20% xuống chỉ còn 1-2%. Thiết bị cung cấp nhiệt đơn giản chỉ là 1 cái hộp sắt khoảng gần 30 kg, được hàn kín, rỗng ruột. Hộp sắt này có khích thước 45x20x10cm, 2 đầu nối 2 ống sắt thông từ chảo nước dẫn nhiệt ẩm vào lò khử trùng bịch phôi. Hộp sắt được đặt sát thành lò, bên cạnh đáy chảo.

“Khi tui chụm lửa, đến khi chảo nước sôi bùng, khi ấy cái hộp sắt “ăn” lửa đã đỏ rực, lúc này nhiệt của chiếc hộp sắt cung cấp cho lò khử trùng bịch phôi lên đến 160 độ C. Nhờ đó tỷ lệ bịch phôi hư hỏng giảm xuống chỉ còn 1-2%. Đặc biệt, làm thiết bị này chỉ tiêu tốn 1,2 triệu đồng, nhưng có thể khử trùng được hơn 6.000 bịch phôi, cao hơn gấp 10 lần so dùng nồi áp suất”, ông Hòa bộc bạch.

Sau khi làm chủ được công nghệ, ông Hòa mở rộng quy mô SX lên trên 20 trại trồng nấm và làm những bịch phôi nấm cung ứng cho người trồng khắp cả nước. Hiện những trại trồng nấm của ông Hòa mỗi tháng cho thu hoạch khoảng 2 tấn nấm, với giá bán bình quân 25.000đ/kg, mỗi tháng ông Hòa có thu nhập từ nấm là 50 triệu đồng.

Ngoài ra, mỗi tháng ông Hòa còn bán đi khắp cả nước khoảng 15.000 bịch phôi, giá mỗi bịch 4.000đ, vị chi ông thu thêm được khoảng 60 triệu đồng nữa. Những trại làm nấm của ông Hòa còn thu hút 60 lao động địa phương với công việc phơi mùn cưa, dào mùn cưa vào bịch ni-lon… với mức thu nhập gần 4 triệu đồng/người/tháng.

11-56-03_3
Ông Hòa (bìa trái) với thiết bị cung cấp nhiệt 160 độ C
“Hiện nay những trại nấm của tôi cho thu hoạch mỗi ngày từ 1,2 - 1,4 tạ nấm, những ngày rằm, mùng một giá nấm tăng cao đến 35 ngàn đồng/kg mà không có bán. Nấm của tôi được bạn hàng khắp các huyện trong tỉnh về lấy bán. Còn phôi nấm thì tôi cung ứng cả nước, ngoài các địa phương trong tỉnh Bình Định còn được bán cho người làm nấm ở Quảng Trị, Quảng Ngãi, TX An Khê (Gia Lai)”, ông Hòa cho biết.

 

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm