| Hotline: 0983.970.780

Tự Lập đi muộn, về muộn nhưng chắc chắn trong xây dựng NTM

Thứ Ba 31/05/2022 , 14:46 (GMT+7)

Vốn là xã thuần nông nghèo của huyện Mê Linh, TP Hà Nội nên khi Tự Lập bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2011 đã gặp rất nhiều khó khăn.

Trường tiểu học nhiều cây xanh. Ảnh: NNVN.

Trường tiểu học nhiều cây xanh. Ảnh: NNVN.

Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia NTM khi xây dựng đề án, Tự Lập chỉ có 8 tiêu chí đạt, 4 tiêu chí cơ bản đạt và 7 tiêu chí chưa đạt.

Để xây dựng NTM, xã đã thực hiện tuyên truyền qua các hội nghị Đảng ủy, HĐND, UBND, các tổ chức đoàn thể, đã tổ chức được trên 100 hội nghị, thu hút được trên 6.000 lượt cán bộ, hội viên và nhân dân tham dự; Tổ chức tập huấn cho hơn 50 cán bộ xã và thôn làm công tác xây dựng NTM.

Quy trình lập quy hoạch được thực hiện công khai, dân chủ, đúng quy định. Nội dung quy hoạch được lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức và toàn thể nhân dân trước khi trình HĐND xã thông qua và được niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, trụ sở của cả 2 thôn. Nhờ đó mà tạo ra được sự đồng thuận rất lớn. Bắt đầu muộn và về đích NTM cũng rất muộn so với nhiều xã trong huyện, mãi 2020 mới đạt nhưng Tự Lập được đánh giá là tiến từng bước vững chắc.

Về giao thông, sau khi tiến hành dồn điền đổi thửa, hiến đất làm kênh mương nội đồng, kinh phí Nhà nước chỉ làm các đường trục chính, còn các đường ngõ ngách cơ bản do dân tự làm.

Cụ thể, đường trục xã, liên xã đạt tổng số có 5,8km, chiều rộng bình quân 5,5m, đã được bê tông hóa 100%; Đường trục thôn đạt tổng số 6,3km, chiều rộng bình quân 3,5-4m, đã được bê tông đạt 100%; Đường ngõ xóm đạt tổng số 10 km, chiều rộng bình quân 2-3m; Đường trục chính nội đồng đạt tổng số 23km, chiều rộng từ 4-6m trong đó đã bê tông hóa 5,6km, còn lại 17,4km cơ bản đã cứng hóa bằng đá răm, đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện, vận chuyển hàng hoá thuận tiện quanh năm.

Về đào tạo nghề Hội nông dân xã, Hội phụ nữ xã phối hợp với Trung tâm đào tạo nghề huyện Mê Linh đã mở các lớp đào tạo may công nghiệp, thú y, chăn nuôi gia cầm, trồng lúa chất lượng cao...cho hàng trăm lao động.

Về nâng cao đời sống, thông qua việc tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu, phát triển kinh tế, cùng với việc đầu tư nâng cấp cải tạo và xây dựng mới hệ thống kênh mương tưới tiêu phục vụ sản xuất, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách đối với các hộ nghèo và cận nghèo nên đã từng bước được nâng cao.

Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 50.150.000đ/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã đã được giảm dần theo từng năm, còn 0% và hộ cận nghèo chỉ còn 80 hộ.

Trường trung học cơ sở khang trang, sạch đẹp. Ảnh: NNVN.

Trường trung học cơ sở khang trang, sạch đẹp. Ảnh: NNVN.

Về phát triển sản xuất, vùng nuôi trồng thuỷ sản được quy hoạch với diện tích 20 ha, hiện nay các hộ gia đình đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chăn nuôi.

Về xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch đẹp, an toàn: Hệ thống ao hồ có mặt bằng thông thoáng, thường xuyên nạo vét tu bổ tạo không gian cảnh quan sinh thái và điều hòa môi trường. Trên địa bàn xã các tuyến đường liên xã, liên thôn, trục thôn, giao thông nội đồng được đảm bảo không lầy lội khi có mưa. Các thôn đã xây dựng hương ước về giữ gìn vệ sinh chung, xây dựng tuyến đường tự quản trong xã.

Một cơ sở nuôi trồng thủy sản. Ảnh: NNVN.

Một cơ sở nuôi trồng thủy sản. Ảnh: NNVN.

Ông Trần Văn Huệ, Chủ tịch UBND xã Tự Lập cho hay, không bằng lòng với những gì đã đạt được, mục tiêu của địa phương là phải xây dựng NTM nâng cao vào năm 2023. Hiện Tự Lập đã rà soát đạt 16/19 tiêu chí, 3 tiêu chí còn thiếu là: cơ sở hạ tầng, cụ thể chưa có nhà văn hóa đa năng (đang được xây dựng); cơ sở vật chất giáo dục, theo tiêu chí phải có 4 trường đạt chuẩn trong đó 1 đạt mức độ 2, phấn đấu trường THCS sẽ đạt bằng cách mở rộng diện tích sang phần đất trụ sở UBND xã cũ; và môi trường, phân loại rác thải đầu nguồn, dù người dân đã có ý thức nhưng còn khó khăn vì địa phương chưa có bãi rác trung chuyển, hiện đang làm tờ trình đề nghị huyện xây dựng…

* Trang thông tin có sự phối hợp Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

350 gian hàng tại Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm được chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, chiếm 85% là nhóm ngành thực phẩm.