| Hotline: 0983.970.780

Tư Rô tiên phong làm lúa

Thứ Ba 15/07/2014 , 10:10 (GMT+7)

Nhờ áp dụng tiến bộ KHKT và sử dụng sản phẩm thuốc BVTV của Cty Syngenta, năng suất lúa của ông Nguyễn Văn Rô (Tư Rô) luôn ở mức cao.

Khởi nghiệp

Bố mất sớm, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà lại đông anh em nên ông Rô đành nghỉ học giữa chừng để phụ giúp mẹ nuôi các em đến trường. Ông cho biết: “Học hết lớp 9, mặc dù tôi muốn học tiếp để sau này có được cái nghề nuôi sống bản thân nhưng vì điều kiện không cho phép nên đành bó bụng về gắn bó với ruộng đồng”.

Năm 1986, ông Rô lập gia đình và ra ở riêng chỉ với vẻn vẹn 0,3 ha ruộng được mẹ cho để canh tác. Dù sinh ra và lớn lên giữa chốn ruộng vườn nhưng kinh nghiệm tích lũy chưa được bao nhiêu, không biết kỹ thuật canh tác cũng như cách phòng ngừa sâu bệnh nên việc đồng áng gặp rất nhiều khó khăn, cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ thiếu thốn trăm bề.

Không nản lòng trước gian khó, ông quyết tâm đeo đuổi nghề nông. Trời không phụ lòng người khi năm 1994, ông được tiếp cận lớp tập huấn về quản lý dịch hại tổng hợp trên lúa do Chi cục BVTV tỉnh Tiền Giang tổ chức. Ông Rô kể: “Lúc trước, không chỉ thiếu kỹ thuật SX mà còn do đất bị nhiễm phèn nên năng suất lúa chỉ đạt 5 tấn/ha, nhưng sau khi tham gia khóa tập huấn thì năng suất lên 6 tấn/ha”.

Được hỗ trợ KHKT, ông Rô kiên trì bám trụ với đam mê, dành dụm tích lũy mua được thêm 0,9 ha đất để mở rộng diện tích canh tác. May mắn một lần nữa lại đến với ông khi năm 1996 được tiếp cận và sử dụng một số loại thuốc phòng trị sâu bệnh của Cty Novatis (tiền thân của Cty Syngenta) như Sofit (trừ cỏ lúa) và Tilt (trừ lem lép hạt, khô vằn, vàng lá…) song song với việc áp dụng biện pháp sạ hàng, sử dụng thuốc theo quy trình mới giúp năng suất lúa nhảy vọt lên 8,5 tấn/ha, đánh dấu một mốc tiến đáng nhớ không chỉ cho bản thân ông mà còn đối với mọi người xung quanh.

Sức bật nhà nông

Không chỉ là nhà nông tiên phong mà ông Rô còn là một khuyến nông viên tích cực của xã. Với bề dày kinh nghiệm và nắm vững kiến thức canh tác lại luôn không bỏ sót buổi cập nhật kiến thức nào về những sản phẩm BVTV mới, hiệu quả của Cty Syngenta, thật dễ hiểu tại sao ông luôn là một địa chỉ được bà con tìm đến khi  cần tư vấn về cây lúa.

Có được sự hỗ trợ kỹ thuật và tự tin với kinh nghiệm bản thân nên ông Rô quyết định chuyển từ SX lúa hàng hóa sang làm lúa giống, mà theo ông sẽ mang lại lợi nhuận cao và đầu ra ổn định hơn. Năm 2006, ông được tham dự lớp “Chọn tạo giống cộng đồng” do Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL (Đại học Cần Thơ) phối hợp với Trung tâm Giống nông nghiệp Tiền Giang tập huấn kỹ thuật SX lúa giống cung ứng cho thị trường.

Từ những gì được học và tiếp cận, giữa năm 2006 ông Rô đã lai tạo thành công một loại giống lúa có nhiều ưu điểm vượt trội như mềm cơm, hạt dài, cứng rạ, tỷ lệ gạo xay xát cao mang tên HMT1 (viết tắt của xã Hậu Mỹ Trinh). Sau quá trình kiểm nghiệm, HMT1 đã được đưa vào SX rộng rãi trong vụ 2009 - 2010. Sự vượt trội kỳ diệu lên tới 9 - 10 tấn/ha khiến cho giống lúa này được một số tỉnh như Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang… cùng đồng loạt đưa vào SX khiến cho ông rất đỗi tự hào.

Việc sử dụng thuốc cũng như áp dụng quy trình canh tác mới giúp canh tác lúa đạt năng suất cao, giảm được chi phí SX, tăng chất lượng sản phẩm. Năm nay, gia đình ông Rô được một vụ mùa bội thu. Vụ ĐX năng suất đạt gần 11 tấn tươi/ha, tương đương với 8 tấn khô, với giá bán 7.000 đồng/kg lúa khô, lợi nhuận thu được 56 triệu đồng, gấp 1,5 lần so với SX lúa hàng hóa. Mỗi vụ, ông Rô cung cấp cho thị trường 7 - 8 tấn lúa giống. Với diện tích 1,2 ha, ông dành 2 công đất cho việc nghiên cứu, khảo nghiệm, còn lại 1 ha SX giống để cung ứng cho người trồng lúa trong và ngoài tỉnh.

Nhờ áp dụng tiến bộ KHKT và sử dụng sản phẩm có hiệu quả cùng với quy trình canh tác tiên tiến của Syngenta mà giờ đây cuộc sống của gia đình ông Rô trở nên khấm khá. Hai đứa con ông đều đã tốt nghiệp đại học và gần đây gia đình ông cũng đã cất lại ngôi nhà khang trang bằng chính tiền bán lúa giống trên mảnh ruộng của mình.

Sẻ chia kinh nghiệm

Giống HMT1 có thể SX đến 3 vụ/năm. Năm 2012 - 2013, ông Rô đã SX và cung ứng 1.000 tấn giống HMT1 cho thị trường. Ông chia sẻ, để đạt được hiệu quả và chất lượng trên cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật từ khâu chọn giống thuần đến sử dụng những sản phẩm ưu việt trong quá trình canh tác. Sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn thì mới đem lại hiệu quả cao, không phải lúc nào nhìn thấy sâu bệnh cũng đem thuốc ra phun mà phải quan sát thấy quá ngưỡng mới xịt.

Chẳng hạn, sâu cuốn lá gây hại khi lúa còn ít ngày thì không nên sử dụng thuốc BVTV vì lúa dưới 35 ngày dù bị sâu cuốn lá tấn công vẫn có khả năng mọc lại lá xanh, ở giai đoạn làm đòng nếu mật độ khoảng 20 - 30 con/m2 thì mới tiến hành phun thuốc.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm