| Hotline: 0983.970.780

Từ ruộng vườn đến trường quay

Thứ Sáu 21/11/2014 , 08:10 (GMT+7)

Đó là tên một chương trình do VTV Cần Thơ và Cty CP Phân bón Bình Điền xây dựng mà đối tác chính là những người nông dân tình nguyện ở khu vực ĐBSCL sẽ cùng nhau thực hiện.

Chương trình bắt đầu từ vụ đông xuân 2014 - 2015, lấy cây lúa làm nền tảng để khởi động. Trải qua 5 năm thực hiện, chương trình có tên gọi là "Đồng hành và chia sẻ", đã thu hút hàng ngàn nông dân không những ở ĐBSCL mà cả những vùng miền khác trên khắp cả nước đã nhiệt liệt và hào hứng tham gia.

Cứ mỗi tháng 2 kỳ,vào lúc 8 giờ tối chủ nhật, với nội dung đã được thông báo trước, dù có đi đâu xa, bà con cũng thu xếp về nhà, dù có bận nhiều công việc đến đâu, bà con cũng nhanh chóng kết thúc bữa cơm tối đúng giờ, sẵn sàng có mặt trước màn hình nhỏ để tham gia giao lưu với các diễn giả của chương trình.

Do thời lượng có hạn nên việc giải đáp trực tiếp các ý kiến của bà con cũng phải bị giới hạn. Vì vậy, nhiều ý kiến khác chưa được trao đổi thì Ban biên tập chuyển cho Hội đồng cố vấn khoa học của Cty để giải đáp bằng văn bản, rồi chuyển thẳng tận từng cá nhân làm tài liệu tham khảo và kịp thời xử lý những tình huống đang diễn ra trên đồng ruộng của họ.

Chương trình "Đồng hành và chia sẻ" đã thu hút được hàng ngàn lượt khán giả tham gia. Trải qua 144 kỳ phát sóng, đã có những nông dân tham gia không bỏ sót kỳ nào. Nhờ vậy chương trình đã góp phần giúp nông dân áp dụng các tiến bộ KHKT vào đồng ruộng để nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư, tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế và giảm ô nhiễm môi trường sinh thái rất rõ.

Thông qua chương trình, nhiều sáng kiến kinh nghiệm quý của chính bà con nông dân lại được chuyển giao đến nhiều nông dân khác để học tập và áp dụng mà không phải đi xa để tìm kiếm.

Cũng từ chương trình này, Cty đã tặng hàng ngàn phần quà cho học sinh nghèo học giỏi để tiếp sức đến trường, tặng nhiều hiện vật cho các nông dân tiên tiến, tặng nhà tình nghĩa, tình thương cho hàng chục hộ gặp nhiều khó khăn về nhà ở.

Từ chương trình, Cty cũng đã phối hợp với Đài PT-TH các tỉnh miền Đông và Tây Nguyên như Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Đăk Lăk, Gia Lai và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Qua 5 năm thực hiện chương trình, Ban Tổ chức không những nhận thấy được sức mạnh và lòng ham học hỏi tiến bộ KHKT của nông dân mà còn phát hiện thấy nhiều điểm bất cập cần được bồi dưỡng để họ có đủ nghị lực đứng vững và vươn lên trước nhiều khó khăn, thử thách trong nền kinh tế thị trường quá đa dạng.

Hy vọng rằng, chương trình này sẽ là những đốm lửa làm bùng lên ngọn lửa, nông dân tham gia áp dụng KHKT nhanh, mạnh để có đủ điều kiện sánh kịp với nông dân các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Vậy là mục tiêu của chương trình "Từ ruộng đồng đến trường quay" là phát huy thành quả của 5 năm phát sóng đã qua. Chương trình nâng cao hơn nữa những nội dung hoạt động, nhằm giúp nông dân trang bị các kiến thức KHKT để sử dụng nguồn tài nguyên hạn hữu của mình có hiệu quả cao hơn, biết cách liên doanh, liên kết để SX lớn trên mảnh đất nhỏ, biết tạo ra các nông sản đồng đều, đảm bảo thị hiếu mà thị trường đang đòi hỏi.

Với mục tiêu tổng quát như trên, VTV Cần Thơ và Cty Bình Điền đã tổ chức lễ phát động chương trình vào ngày 13/11/2014 tại TP Cần Thơ. Lực lượng chính tham gia lễ phát động là 65 nông dân tình nguyện của 13 tỉnh ĐBSCL với sự dẫn dắt của lãnh đạo các Trung tâm KN-KN của 13 tỉnh.

Sau khi thảo luận kỹ mục tiêu và chương trình hành động, tất cả các đại biểu đều thấy thoải mái và hào hứng tham gia. Bình Điền cung cấp đủ cơ số phân để làm ruộng trình diễn cho 65 nông dân của 13 tỉnh, mỗi ruộng trình diễn sẽ là 0,5 ha. Các nhà khoa học của Cty cùng các nhà khoa học được mời, các cán bộ tiếp thị, khuyến nông của 13 tỉnh sẽ là các thầy giáo, và mảnh ruộng trình diễn của từng nông dân sẽ là trường học.

Trường học này là trường học đặc biệt vì thầy giáo cũng có thể là học trò và học trò cũng có lúc là thầy giáo. Vì kinh nghiệm của nông dân ta là rất phong phú. Để chương trình được thực hiện xuôi chèo mát mái, Cty Bình Điền con hỗ trợ mỗi nông dân tham gia một thẻ cào để kết nối điện thoại với bất cứ nhà khoa học nào khi cần thiết.

Trong quá trình tham gia chương trình, Bình Điền cũng hỗ trợ cho các cán bộ khuyến nông một số kinh phí để theo dõi, giúp đỡ nông dân thực hiện và tổng hợp kết quả thành tư liệu để chuyển giao cho nhiều nông dân khác chưa có điều kiện tham gia. Nông dân tham gia sẽ được tuyển chọn qua các đợt kiểm tra, những nông dân thực hiện tốt được Cty tổ chức đi tham quan học hỏi trong và ngoài nước.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm