| Hotline: 0983.970.780

Tự tử ở vị thành niên: Vấn đề đáng báo động

Thứ Tư 25/06/2008 , 08:30 (GMT+7)

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá, vấn nạn tự tử đang là “sát nhân thầm lặng” ở Châu Á. Đáng lo ngại nhất, đối tượng gây ra vấn nạn này lại đang là giới trẻ.

Ảnh minh họaWHO cũng cho rằng, tự sát nằm trong nhóm 5 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở lứa tuổi từ 15 đến 19. Ở nhiều quốc gia, tự sát được xếp vào nguyên nhân gây chết hàng đầu hoặc thứ hai ở học sinh nam và nữ thuộc lứa tuổi này.

Xốc nổi

Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) luôn phải tiếp nhận trẻ vị thành niên tự tử. Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - Phó Trưởng khoa Hồi sức Bệnh viện Nhi đồng 1, đây là một thực trạng đáng báo động.

Hẳn mọi người chưa quên, một nhóm chín học sinh nữ 14 tuổi (trường THCS Cổ Nhuế A, Từ Liêm, Hà Nội) đã cùng nhau pha 100 viên thuốc ngủ vào cốc cà phê và uống. May mắn, chỉ có 5 em phải nhập viện do hôn mê sâu. Nguyên nhân chỉ vì một bạn trong nhóm bị bố mẹ trách mắng vì học kém…

Dù đã hai năm trôi qua, nhưng dư luận vẫn chưa khỏi bàng hoàng khi nhớ lại vụ trầm mình tập thể của năm nữ học sinh lớp 7 trường THCS Phượng Hoàng (huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương). Năm cô bé từng làm lễ ăn thề, kết nghĩa chị em, từng bỏ nhà ra đi vì cảm thấy bị "bất công". Vì bị gia đình mắng mỏ, bị phân biệt đối xử nam nữ mà các em buộc tay nhau nhảy xuống sông. Trong một phút nông nổi, cái chết của những đứa trẻ này đã phủ trắng tang thương lên cả một xã.

Vấn đề sức khoẻ tâm thần của vị thành niên

Thời kì vị thành niên, trẻ có rất nhiều thay đổi về tâm sinh lí cũng như vai trò của trẻ trong xã hội. Những thay đổi không phải trẻ nào cũng vượt qua một cách dễ dàng. Những trẻ gặp khó khăn trong việc thích ứng với giai đoạn này rất dễ có vấn đề về sức khoẻ tâm thần. Vấn đề tự sát cũng rất thường gặp, đặc biệt khi có những yếu tố stress thúc đẩy như: Chán nản, áp lực công việc, học hành, tình cảm thiếu thốn và đổ vỡ, bị cô lập khỏi cộng đồng...

Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đã từng đón nhận nhiều trường hợp trẻ vị thành niên có hành vi tự tử. Phần lớn, các em đã may mắn thoát chết do được cứu sống kịp thời. Song, di chứng của nó vô cùng nặng nề. Nhiều em tự tử sau khi được cứu sống đã bị loạn hoạt năng trầm cảm hoặc bị chấn thương tâm lí. Nhiều trường hợp đã được cứu sống nhưng lại muốn tự tử tiếp.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Tuấn (Đại học Y Hà Nội) cho rằng: Ở tuổi vị thành niên, thỉnh thoảng có ý tưởng tự sát không phải là bất bình thường. Chúng là một phần của quá trình phát triển bình thường thời kỳ thiếu niên và vị thành niên, thời kỳ trẻ đang tiếp cận với các vấn đề hiện sinh và trẻ cố gắng hiểu cuộc sống, cái chết và ý nghĩa cuộc đời. Ý nghĩ tự sát trở nên bất thường ở trẻ em và vị thành niên khi chúng nhận thức dường như đó là cách duy nhất thoát khỏi những khó khăn. Lúc đó, nguy cơ trầm trọng là toan tự sát và tự sát có thể xảy ra.

Phòng vẫn là chính

BS.TS Đinh Đăng Hoè - Trưởng phòng điều trị tâm thần Nhi, Viện sức hoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Đa số các vụ tự tử có thể đề phòng được với các biện pháp theo dõi quan sát tế nhị và sát sao, xử lý thích đáng và kịp thời.

Nếu trẻ bỗng trở nên trầm buồn, mất những trò ham thích hàng ngày như chơi game, ca nhạc, và không thích bất kì hoạt động nào, thậm chí đôi khi lẩm bẩm “chỉ muốn chết quách cho xong”… cha mẹ không thể coi thường mà phải tỏ rõ cho thiếu niên biết là mình rất quan tâm đến vấn đề này, và sẵn sàng để giúp đỡ vượt qua khó khăn, tin tưởng vào cuộc sống. Cha mẹ phải chứng tỏ cho các em thấy được thương yêu, đùm bọc, không để cho cảm giác cô đơn xen vào trong cuộc sống.

Một "teen" tự cắt nát tay mình

Thậm chí, cha mẹ phải tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên viên tâm thần như: đưa con đến khám ở chuyên khoa tâm thần, hoặc đưa con đến các nhà tư vấn tâm lí (đã được đào tạo về tư vấn phòng ngừa tự sát). Ngoài ra, các bậc phụ huynh phải giám sát con thường xuyên, động viên con trẻ về tâm lí. Tìm ra những vấn đề khiến trẻ bức xúc, giải thích ngọn ngành và cùng con bàn cách tháo gỡ tình trạng. Đối với những trường hợp đã tự sát, nhưng được cứu sống thì việc giám sát càng phải chặt chẽ hơn rất nhiều. Vì nguy cơ tự sát lần 2, lần 3 rất cao.

TS. Hoè nhấn mạnh: Gia đình cần tạo cho trẻ môi trường sống thời thơ ấu êm đẹp. Điều này sẽ tạo ra cảm giác vững vàng, tăng tính tự trọng và giảm thiểu các rối loạn tâm thần và tự sát. Nhà trường và gia đình cần giáo dục cho trẻ kĩ năng sống, kĩ năng đương đầu và chấp nhận khó khăn, khủng hoảng và tăng cường khả năng độc lập, khả năng chịu đựng.

Một số dấu hiệu cảnh báo trẻ vị thành niên có ý muốn tự sát

Thay đổi cách ăn uống và ngủ nghỉ; Trốn tránh bạn bè, gia đình, và những bỏ những thói quen thường nhật; Có hành động vũ phu, cục cằn, hoặc bỏ chạy khỏi nhà; Dùng rượu hay thuốc lá; Cẩu thả trong cách ăn mặc; Thay đổi cá tính một cách đặc biệt; Thường xuyên tỏ ra chán nản, không tập trung được việc gì, hay từ chối đi học; Hay phàn nàn về những đau đớn thể xác, thường liên hệ đến sự xúc động, như đau bụng, nhức đầu, mệt mỏi quá...

Ngoài ra, một số trẻ dự định tự sát hay có những hành động như: Phàn nàn là một người xấu hay cảm thấy như mình đang tự hủy hoại; Thỉnh thoảng nói rằng: "Con sẽ không còn làm phiền ai nữa đâu" hay "Chả có gì quan trọng cả!"...

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.