| Hotline: 0983.970.780

Trạm Giống chăn nuôi Anh Sơn (Nghệ An)

Tự tung, tự tác trong quản lý đất đai

Thứ Ba 18/03/2014 , 11:03 (GMT+7)

Theo phản ánh của UBND huyện Anh Sơn, Trạm Giống chăn nuôi Anh Sơn (Nghệ An) đang có nhiều vi phạm trong quản lý đất đai.

Trạm giống chăn nuôi (GCN) Anh Sơn là đơn vị trực thuộc Trung tâm GCN Nghệ An, được giao quản lý 17,4 ha đất tại xóm 14, xã Long Sơn, huyện Anh Sơn. Đến năm 2000 đã được chuyển ra địa điểm mới (số 6A, thị trấn Anh Sơn). Theo phản ánh của UBND huyện, đơn vị này đang có nhiều vi phạm trong quản lý đất đai.

Chính quyền, nhân dân đều bất bình

Ngày 25/9/2013, UBND huyện Anh Sơn đã ra tờ trình số 231/TTr-UBND gửi UBND tỉnh, Sở Tài nguyên & Môi trường yêu cầu xem xét thu hồi một phần hoặc toàn bộ diện tích đất của 12 tổ chức trong quá trình hoạt động có vi phạm chính sách pháp luật như: Tự ý chia đất cho cán bộ, công nhân làm nhà ở, sử dụng đất không đúng mục đích. Trong số đó có Trạm giống chăn nuôi Anh Sơn.

Theo đó, sai phạm ở đơn vị này là lấn chiếm hành lang giao thông, sử dụng quỹ đất thừa xây ki ốt để cho các hộ dân thuê kinh doanh tại trụ sở chính (số 6A, thị trấn Anh Sơn); còn tại địa điểm cũ (xóm 14, xã Long Sơn) là tự ý chia 3,7 ha đất cho 19 hộ dân làm nhà ở, 14 ha đất còn lại đang được cho thuê để ngoài sổ sách, không nộp vào ngân sách nhà nước.

Ông Đặng Đình Lục, Trưởng phòng TN- MT huyện Anh Sơn cho biết: Theo khoản 3, Điều 73, Luật Đất đai năm 2003, lẽ ra Trạm GCN Anh Sơn chuyển sang địa điểm mới thì phải trả lại toàn bộ diện tích đất cũ cho chính quyền địa phương, thế nhưng đơn vị này lại cố tình để cho dân thuê, như vậy là vi phạm pháp luật.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài 3,7 ha đã chia cho các hộ dân làm nhà ở trái phép, 14 ha còn lại đang được Trạm GCN Anh Sơn giao khoán cho dân thì phần lớn là công nhân của trạm đã nghỉ hưu (17/19 hộ thuê đất). Điều đáng nói hầu hết các hộ đang nhận khoán đều không tán thành cách làm của trạm và mong muốn các cơ quan chức năng sớm vào cuộc.

Ông Võ Văn Bảy (trú tại xóm 14) thẳng thắn nói: Gia đình ông nhận khoán 2 ao cá diện tích 7 sào, mỗi sào phải đóng 30 kg cá/năm, tổng số tiền phải nộp cho trạm gần 4 triệu đồng/năm. Mức khoán như vậy là quá cao, nhưng khi thanh toán lại không có biên lai, hóa đơn chứng từ mà chỉ có mỗi giấy biên nhận đóng dấu treo của trạm. Chúng tôi thắc mắc thì họ bảo là… không cần thiết (?!).

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hữu Sáng, Phó Chủ tịch UBND huyện Anh Sơn kết luận: Thời gian vừa qua UBND huyện nhận được rất nhiều ý kiến xung quanh những việc làm khuất tất của Trạm GCN huyện Anh Sơn nên đã báo cáo về tỉnh, sau đó Sở TN- MT đã thành lập đoàn kiểm tra. Hiện tại chúng tôi đang chờ kết luận cuối cùng của đoàn kiểm tra rồi mới đưa ra biện pháp cụ thể.

17-33-21_2-8
Ao cá nhà ông Bảy nhận khoán

Đơn vị thừa nhận sai phạm

Đại diện của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An (xin giấu tên) xác nhận: Đoàn thanh tra đã làm rõ việc Trạm GCN Anh Sơn để dân tự ý dựng nhà sai quy định 3,7 ha đất. Toàn bộ số đất trên sẽ bị thu hồi để giao lại cho địa phương quản lý. Đồng thời sẽ yêu cầu Trạm GCN chấm dứt hợp đồng cho thuê đất tại 14 ha đất còn lại để sử dụng
đúng mục đích.

Liên quan đến 2 ki ốt cho dân thuê cũng phải giải quyết trước 30/4/2014, nếu đơn vị còn tiếp tục vi phạm sẽ bị thu hồi.

Ông Lê Văn Hùng, Trạm trưởng Trạm GCN Anh Sơn giải trình: Trạm hiện có 11 CBVC thì chỉ có 2 người được cấp lương sự nghiệp. Là đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện theo hình thức kế toán báo sổ, gắn thu bù chi, tự trang trải, không được vay vốn ngân hàng, không được cấp kinh phí sự nghiệp cho hoạt động chuyên môn.

Do đó, nếu chỉ dựa vào nguồn kinh phí từ tổ chức sản xuất, dịch vụ như hiện tại thì không thể duy trì hoạt động, bắt buộc phải có những khoản thu khác để cân đối... Nếu căn cứ vào Nghị định 135/2000/NĐ-CP thì Trạm GCN Anh Sơn đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật (!?).

Cũng theo ông Hùng, Trạm GCN của ông “không cho các hộ dân thuê” 14 ha đất tại Trại cá cấp 2 xã Long Sơn như phản ánh của UBND huyện Anh Sơn mà là giao khoán. Riêng 3,7ha đất đã bị cán bộ tự ý làm nhà ở, Trạm trưởng Trạm GCN Anh Sơn thừa nhận công tác quản lý của đơn vị trong thời gian qua còn bị buông lỏng nên “bà con được thể lấn tới”, nếu có điều kiện sẽ thu hồi để bàn giao lại cho địa phương.

Ông Hùng cũng thừa nhận về những vấn đề thiếu minh bạch từ khi chuyển sang địa điểm mới. Nhưng lại biện minh là do thiếu vốn kinh doanh dịch vụ, nên đã cho thuê “nhà trực kỹ thuật kiêm bán tinh lợn” để sản xuất… bánh mỳ (từ tháng 4/2008 đến nay), nguồn thu đã dùng để xây ốt bán tinh thay thế và bổ sung vào nguồn dịch vụ cho đơn vị (!?).

Ở ki ốt số 2, cũng do chưa có kinh phí xây dựng nên Trạm GCN đã ký với ông Dương Đình Hưng (xóm 2, xã Phúc Sơn) thuê trong 5 năm để có nguồn phí ứng trước làm ki ốt, bù lại ông Hưng được sử dụng ốt trong thời gian 5 năm (1/5/2008 – 30/4/2013). Thế nhưng, sau khi hết thời hạn ông Hưng vẫn chiếm dụng trái phép từ 1/5/2013 cho đến nay (?!).

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm