| Hotline: 0983.970.780

Từ "Vương quốc hồ tiêu" ra cánh đồng mẫu lớn

Thứ Hai 05/01/2015 , 09:10 (GMT+7)

Nói về phân bón Quế Lâm- Tây Nguyên, rất nhiều nông dân nơi đây đã không ngần ngại khi bày tỏ những tình cảm tốt đẹp của mình với sản phẩm này.

DỆT MÀU XANH TÂY NGUYÊN

Lão nông Nguyễn Bá Thăng ở “cánh đồng vàng”- vựa lúa Phú Thiện (Gia Lai), thổ lộ: “Tôi cùng nhiều bà con nông dân nơi đây sử dụng sản phẩm của Quế Lâm - Tây Nguyên đã nhiều năm. Với những người trồng lúa như chúng tôi thì đây là sản phẩm tốt, chất lượng cao. Quế Lâm - Tây Nguyên đã cho chúng tôi những mùa vàng bội thu”.

Đứng bên ruộng ngô lai xanh tốt của mình ở xã Chơ Loong (huyện Kông Chro, Gia Lai), nông dân Lê Văn Thành- người có thâm niên trồng ngô lai ở vùng đất này, cho biết gia đình ông trồng ngô lai trên đồng đất Chơ Loong đã hơn mười năm nay. Những năm đầu, do đất mới khai hoang nên còn màu mỡ, nông dân ít chú ý đến việc bón phân cải tạo đất.

Tuy nhiên chỉ mấy năm sau thì đất đã bạc màu, cây trồng không còn cho năng suất cao như trước nữa. Từ khi sử dụng sản phẩm phân bón Quế Lâm - Tây Nguyên, được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ kỹ thuật Quế Lâm - Tây Nguyên và của cán bộ nông nghiệp địa phương, ruộng ngô nhà ông và nhiều gia đình khác được cải tạo, năng suất cao vượt trội.

Tại những vựa lúa lớn như Phú Thiện, Ayun Pa (Gia Lai), hay cánh đồng lúa rộng lớn nhất miền Trung- cánh đồng Tuy Hòa (Phú Yên), Quế Lâm - Tây Nguyên cũng đã có mặt, cùng nông dân bón xanh đồng ruộng, tạo nên những mùa vàng nặng trĩu, nhân lên những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt nông dân…

Không chỉ lúa nước, cà phê, ngô lai, cao su… mà đến nay, nhiều hộ trồng tiêu ở Tây Nguyên cũng đã sử dụng sản phẩm của Quế Lâm - Tây Nguyên.

 Ông Ngô Kha ở vựa tiêu Chư Pưh (Gia Lai) đã sử dụng phân bón Quế Lâm cho 1,2 ha hồ tiêu của gia đình từ vài năm nay, ông cho biết: "Làm hồ tiêu mà lạm dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật nhiều là không tốt vì sẽ nhanh bạc đất, dư lượng độc hại trong đất nhiều, sản phẩm hồ tiêu cũng không đáp ứng được nhu cầu vốn khó tính của thị trường.

Mấy năm nay, gia đình tôi dùng phân bón vi sinh Quế Lâm, vườn tiêu phát triển bền vững, năng suất luôn đảm bảo 5,5 đến 6,5 tấn mỗi hécta. Hơn nữa, chi phí sản xuất giảm nhiều, theo đó hiệu quả kinh tế cũng tăng cao”.

Người có thâm niên trồng hồ tiêu lâu năm ở Chư Sê cũng là một trong những người tiên phong đưa cây hồ tiêu về vùng đất này ngay từ những năm đầu là ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê. Với nhiều năm kinh nghiệm và sự hiểu biết uyên thâm về loại cây này, ông nói: “Trồng hồ tiêu mà không sử dụng phân bón vi sinh thì không nên trồng”.

Nhận xét về sản phẩm phân bón Quế Lâm - Tây Nguyên, ông Bính cho biết: "Đây là sản phẩm tốt, đã được người trồng tiêu ở Chư Sê, Chư Pưh tin dùng. Nhờ được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ kỹ thuật Quế Lâm nên vườn cây ở đây rất tốt".

NẶNG LÒNG CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN

 Không chỉ dệt nên màu xanh Tây Nguyên mà Quế Lâm - Tây Nguyên còn tạo được dấu ấn với nông dân miền Trung- những người đang tham gia sản xuất trên những cánh đồng mẫu lớn.

14-36-59_u00dfu006u00fnh-lu006

HTX Nông nghiệp - Dịch vụ Tây Thuận của huyện Tây Sơn (Bình Định) có diện tích gieo trồng gần 500 ha, trong đó cây lúa có khoảng 300 ha. Vụ đông xuân 2012-2013, được sự nhất trí của chính quyền địa phương và của ngành Nông nghiệp, HTX đã thành lập và thực hiện sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn (CĐML) với diện tích ban đầu là 60 ha lúa nước.

Đến vụ đông xuân 2013- 2014, Công ty TNHH MTV Quế Lâm - Tây Nguyên (thuộc Tập đoàn Phân bón Quế Lâm) đã chính thức đầu tư vào cánh đồng này với hình thức mô hình cánh đồng liên kết lúa theo quy trình VietGAP.

Từ đây, Quế Lâm đã đưa sản phẩm phân bón hữu cơ của mình về tận chân ruộng, mở nhiều lớp tập huấn sử dụng phân bón, đồng thời cắm cán bộ kỹ thuật tại chỗ để “cầm tay chỉ việc” cho bà con nông dân. Sau 120 ngày vất vả trên đồng ruộng, hôm nay niềm vui đã hiện rõ trên gương mặt mỗi nông dân.

Nhớ hôm về cánh đồng mẫu lớn Tây Thuận vào những ngày giữa tháng tư, nắng như đổ lửa, hắt cái nóng rát rạt vào mặt. Tuy nhiên cái nắng nóng vẫn không át nổi niềm vui được mùa. Gia đình ông Nguyễn Văn Nhạc, xóm 2, xã Tây Thuận đang tuốt lúa. Ông Nhạc đảm trách công việc nặng nhất: Dùng thúng hứng lúa từ máy tuốt.

Mồ hôi nhễ nhại, ông Nhạc nói: “Mọi năm, công việc hứng lúa vợ tôi làm, nhưng năm nay cây lúa dày hạt, ít lép, lúa từ máy tuốt ra nhiều và nhanh nên tôi làm thay vợ, làm không nghỉ tay mà nhiều lúc vẫn không hứng kịp”.

Vụ đông xuân này, gia đình ông Nhạc gieo 250 m2 lúa nước. Những vụ trước, cũng với giống ấy, diện tích ấy chỉ thu được 6 bao lúa/sào (khoảng 45 kg/bao). Vụ này, gia đình ông sử dụng phân bón Quế Lâm hợp lý nên năng suất tăng cao, đạt 10 bao/sào tức vượt gần 2 tạ mỗi sào so với những vụ trước.

Lão nông Lê Cửu Mỹ ở xóm 1 thôn Tiên Thuận, xã Tây Thuận theo cha mẹ làm lúa trên đồng đất này từ khi còn ở truồng nên ông hiểu từng mét vuông đất nơi đây. Ông nói: “Chưa năm nào, lúa được mùa như vụ đông xuân này. Nhờ thủy lợi thuận, giống chất lượng, đặc biệt năm nay bà con dùng phân bón Quế Lâm nên năng suất lúa vượt trội, tăng bình quân 1 tấn/ha”.

Trong vụ tới, ngoài sản phẩm phân bón, Tập đoàn Quế Lâm sẽ cung cấp đến nông dân giống lúa ĐT 39 Quế Lâm chất lượng cao- giống lúa đã được Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, sản phẩm cây trồng quốc gia kiểm định và đánh giá tốt. Đây là giống lúa đã được gieo cấy trên cánh đồng tỉnh Thừa Thiên - Huế và nhiều tỉnh duyên hải miền Trung.

Nhận xét về phân bón Quế Lâm, ông Mỹ cho biết, dùng phân bón Quế Lâm, lá lúa giữ màu xanh khá lâu, khả năng chống sâu bệnh cao, thời điểm nuôi đòng rất hiệu quả. Hơn nữa, phân bón Quế Lâm giúp hạt lúa chắc, tỷ lệ hạt lép rất thấp. Ngoài ra, phân còn giúp cây lúa chắc khỏe, chống ngã đổ khi thu hoạch…

Bà Ngụy Ngọc Định ở xóm 3, ông Trần Quốc Khắc ở xóm 4 thôn Trung Sơn cũng có cùng nhận xét như ông Mỹ.

Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp - Dịch vụ Tây Thuận, anh Huỳnh Văn Cư cho biết: "Vụ đông xuân này, HTX gieo trồng 295 ha lúa nước, riêng CĐML có 60 ha. Đây là vụ đầu tiên, nông dân ở đây tiếp cận với sản phẩm phân bón của Tập đoàn Quế Lâm nên không ít bà con vẫn còn dè dặt.

Tuy nhiên đến cuối vụ, hầu hết bà con đều đặt niềm tin vào sản phẩm này khi mà năng suất lúa tăng đến 20% so với những vụ trước. Tất nhiên năng suất tăng do nhiều nguyên nhân như vụ này nước tưới ổn định, bà con đã quen với lối canh tác trên cánh đồng mẫu lớn… và không thể phủ nhận sự góp mặt của phân bón Quế Lâm".

Chủ nhiệm Cư chia sẻ: “Phải thừa nhận là phân bón Quế Lâm phù hợp đồng đất Tây Sơn nên cây lúa nơi đây sinh trưởng, phát triển tốt hơn hẳn. Chính sách của Tập đoàn Quế Lâm lại thông thoáng, có nhiều ưu đãi cho nông dân, giá cả hợp lý nên bà con rất tin tưởng”.

Tại hội nghị Tổng kết mô hình cánh đồng liên kết lúa theo quy trình VietGAP vụ đông xuân 2013- 2014 ngày 14/4/2014, lãnh đạo HTX và hầu hết bà con nông dân tham dự đều đề nghị Tập đoàn Quế Lâm tiếp tục quan tâm hợp tác đầu tư cho HTX và bà con nông dân, tạo điều kiện giúp bà con tổ chức sản xuất được thuận lợi hơn trong các vụ tiếp theo.

Không chỉ riêng ở xã Tây Thuận mà ở hầu hết các xã của huyện Tây Sơn (Bình Định) và các tỉnh duyên hải miền Trung, phân bón Quế Lâm cũng đã có mặt và đã khẳng định được niềm tin của mình trong lòng bà con nông dân.

Ông Hồ Thành Phi, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tây Sơn cho biết: Hiện tại Tây Sơn đang triển khai 11 CĐML với tổng diện tích khoảng 500 ha, phân bón Quế Lâm đã có mặt và mang lại hiệu quả cao như ở Tây Thuận.

Chỉ sau một vụ sản xuất, với chất lượng sản phẩm, sự nhiệt tình của cán bộ kỹ thuật, Quế Lâm đã tạo được niềm tin với bà con. Cũng tại Hội nghị nói trên, chính quyền xã, HTX và bà con đề nghị Quế Lâm, ngoài việc cung cấp sản phẩm phân bón, nên cung cấp thêm quy trình sản xuất nông sản hữu cơ, thu mua lại sản phẩm nhằm tạo chuỗi giá trị cho sản phẩm.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất