| Hotline: 0983.970.780

Tứ Xuyên 2008 và 2013

Thứ Tư 13/11/2013 , 10:13 (GMT+7)

Kể từ động đất Trường Sơn 1976 làm chết 250.000 người, thảm họa Tứ Xuyên năm 2008 có lẽ là thiên tai kinh hoàng nhất với người Trung Quốc đến thời điểm này.

Kể từ động đất Trường Sơn 1976 làm chết 250.000 người, thảm họa Tứ Xuyên năm 2008 có lẽ là thiên tai kinh hoàng nhất với người Trung Quốc đến thời điểm này. Với cường độ lên đến 7.9 độ richter, cơn địa chấn lúc 2h28 chiều 12/5/2008 đã phá hủy hoàn toàn một khu vực rộng lớn của tỉnh Tứ Xuyên.

>> Thung lũng chết Kashmir
>> 10 năm thiên tai tồi tệ

Khi động đất xảy ra đã tạo nên các sóng địa chấn lan truyền từ vùng chấn tiêu động đất ra xa. Các sóng địa chấn này là nguyên nhân phá hủy các ngôi nhà. Sự rung động với biên độ lớn sẽ làm phá hủy kết cấu các ngôi nhà dẫn đến sụp đổ. Theo thống kê trên báo chí, trận động đất Tứ Xuyên đã làm cho nhiều trường học, bệnh viện, nhà cao tầng ở các thành phố thị trấn vùng gần tâm chấn bị phá hủy.

Sự thật kinh hoàng

Dù cho tâm chấn nằm sâu dưới lòng đất đến 19 km nhưng nó vẫn gây ra những thiệt hại khủng khiếp cho người dân địa phương với những dư chấn và nhiều trận lở đất kèm theo.

Thống kê của cơ quan chức năng Trung Quốc cho biết đã có 69.000 người thiệt mạng, 292.481 người bị thương và 18.000 người mất tích do động đất. Ngoài ra còn có 5 triệu người đã trở thành vô gia cư, đối mặt với những nguy cơ từ lở đất là ngập lụt.

Ngoài huyện Vấn Xuyên – tâm chấn - và các khu vực khác của Tứ Xuyên, cơn động đất đã làm rung chuyển cả những vùng đất xa xôi như Bắc Kinh, cách 1.500km; Thượng Hải, cách 1.700km và một số quốc gia lân cận như Thái Lan, Việt Nam hay Pakistan.


Khung cảnh hoang tàn ở Tứ Xuyên sau trận động đất 2008

Ngoài số thương vong ngay tại chỗ sau động đất, ước tính có hàng ngàn người đã chết vì bệnh dịch và nạn đói trong những tháng sau thảm họa vì thiếu thuốc men, nước sạch và lương thực.

Tác động của trận động đất kinh hoàng này không chỉ là số người chết hay thiệt hại kinh tế khổng lồ mà còn là sự ảnh hưởng của nó đến những người dân còn sống. Thời điểm xảy ra động đất là 2h chiều, khi mà các công sở đã trở lại làm việc sau giờ nghỉ trưa, các học sinh sinh viên đã vào lớp nghe giảng và đó là một thời điểm kinh hoàng.

Bắt đầu từ độ sau 19 km dưới lòng đất, các mảng lục địa đã va chạm vào nhau và vỡ ra, tạo thành những vết nứt kéo dài đến 240 km. Người dân Tứ Xuyên và những tỉnh lân cận đã không kịp trở tay, tất cả chỉ xảy ra trong vòng chưa đến 2 phút, thế nhưng 80% nhà cửa trong khu vực gần tâm chấn đã bị phá hủy hoàn toàn.

Cơ sở vật chất nghèo nàn

Một trong những nguyên nhân chính khiến thương vong và thiệt hại của trận động đất kinh hoàng như vậy chính là những ngôi nhà yếu ớt ở đây.

Theo BBC, nhiều ngôi nhà được đắp từ bùn, thậm chí là có bê-tông gia cố nhưng vẫn không đủ sức chống chọi với cơn địa chấn. Các trường học cũng xây dựng ngoài tiêu chuẩn động đất, chúng nhanh chóng bị vỡ vụn và chôn vùi hàng ngàn học sinh.


Người phụ nữ bật khóc bên cạnh ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn

Hậu quả nặng nề của thảm họa đã khiến Trung Quốc phải nỗ lực rất nhiều để khắc phục. Đây là lần đầu tiên trong hàng chục năm trở lại Trung Quốc cần đến sự hỗ trợ của quốc tế vì thảm họa thiên nhiên trong nước.

Đây cũng là thảm họa thiên nhiên khiến nhiều người trở thành vô gia cư nhất, ước tính sơ bộ sau động đất có 5 triệu người sống trong cảnh màn trời chiếu đất, con số này những tháng sau đó được nâng lên 11 triệu.

Khoảng 1,5 triệu căn nhà đã bị động đất phá hủy và 6 triệu căn bị hư hại, theo tính toán của BBC, con số này tương đương với 5 triệu phòng bị phá hủy và 21 triệu phòng bị hư. Số lượng bị hư hại này còn nhiều hơn số nhà ở được của Australia thời điểm đó.

Động đất, dư chấn và sạt lở trong thảm họa đã khiến sự kiện này trở thành thảm họa có số người chết đứng thứ 7 trên toàn thế giới trong vòng 100 năm trở lại đây.

69.000 người chết và hơn 290.000 người bị thương đã để lại một hậu quả lâu dài cho những gia đình của tỉnh Tứ Xuyên.

Vươn lên từ nước mắt

Tháng 5 vừa qua, các phóng viên BBC đã có mặt tại Tứ Xuyên để ghi nhận những thay đổi của khu vực bị động đất phá hủy cách đây 5 năm. Với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, họ đã có dịp tiếp xúc với những gia đình nạn nhân của thảm họa năm đó.

Zhao Deqin, một người phụ nữ trong vùng bị động đất tàn phá kể lại: “Nó giống như lúc trời sập vậy. Đến bây giờ chồng tôi vẫn mơ về 2 bé gái song sinh của chúng tôi đã thiệt mạng trong thảm họa mỗi đêm và tỉnh dậy trong nước mắt”.

Tuy nhiên, “mọi người dường như không muốn sống mãi trong quá khứ”, một quan chức địa phương nói với phóng viên. Ở đây đã có hàng trăm ngàn ngôi nhà mới được xây dựng, cung cấp chỗ ở cho hàng triệu người dân địa phương. Tang Fuying, người dân của thị trấn Cui Yuehu đã tỏ ra rất biết ơn vì những gì đã nhận được từ sự hỗ trợ của các tổ chức nhân đạo.


Vùng động đất hồi sinh sau 5 năm

Bà Tang nói: “Ngôi nhà mới tốt hơn rất nhiều so với trước khi trận động đất xảy ra. Trước đây tôi đã từng phải dùng rơm rác để nấu ăn ngoài trời nhưng bây giờ đã có nhà mới, còn được hỗ trợ khí đốt để nấu ăn”.

Quá trình tái thiết được chính quyền Trung Quốc thực hiện rất khẩn trương. Hàng triệu tấn bê tông đã được sử dụng để xây dựng những con đường mới, cầu cống, nhà cửa và 3.000 trường học, thay thế cho những gì đã bị phá hủy. Trong thị trấn Bắc Xuyên, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất giờ đây đã có những con đường mới, nhà cửa và cầu cho người dân dễ dàng đi lại trong vùng thung lũng núi.

Thậm chí, một số khu vui chơi, sinh hoạt chung cũng đã được nhà nước cho xây dựng. Các phóng viên BBC đã có đôi chút ngạc nhiên khi nhìn thấy những người dân Tứ Xuyên đã vượt qua được những mất mát, để bây giờ có thể tham gia chơi bóng bàn vào mỗi buổi chiều tại các sân chơi.

Tuy nhiên, một số khu vực trong thị trấn vẫn được giữ lại, nguyên vẹn như khi động đất xảy ra coi như là một đài tưởng niệm chân thực nhất về thảm họa 2008. Những du khách khi đến đây vẫn có thể thấy những con đường bị vặn xoắn, những đống đổ nát từng là những tòa nhà văn phòng, chung cư trước khi động đất xảy ra.

Zhao Deqin, một người phụ nữ trong vùng bị động đất tàn phá kể lại: “Nó giống như lúc trời sập vậy. Đến bây giờ chồng tôi vẫn mơ về 2 bé gái song sinh của chúng tôi đã thiệt mạng trong thảm họa mỗi đêm và tỉnh dậy trong nước mắt”.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Bình luận mới nhất