| Hotline: 0983.970.780

Tuần đầu áp dụng IUU, vướng gì?

Thứ Sáu 08/01/2010 , 10:14 (GMT+7)

IUU có hiệu lực từ 1/1/2010 đến hôm nay vừa đúng 1 tuần. Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã trực triếp gặp các DN, chủ nậu vựa thu mua hải sản và ngư dân tại Khánh Hoà để tháo gỡ những vấn đề còn vướng.

* PHÁT HUY CÔNG THỨC: DN + CHỦ NẬU VỰA + CHỦ TÀU

Thứ trưởng Vũ Văn Tám hỏi thăm chủ tàu và thủy thủ tại Cảng cá Hòn Rớ

IUU có hiệu lực từ 1/1/2010 đến hôm nay vừa đúng 1 tuần. Sau tuần đầu thực hiện quy định mới này, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã trực triếp gặp các DN, chủ nậu vựa thu mua hải sản và ngư dân tại Khánh Hoà để tháo gỡ những vấn đề còn vướng.  

VỪA NHẬN SỔ GHI NHẬT KÝ

Phát biểu tại cuộc gặp mặt chiều 6/1, ông Lê Văn Hi là chủ tàu đánh bắt xa bờ KH 96615 cho biết: Mặc dù hạn áp dụng IUU bắt đầu từ 1/1/2010 nhưng ông và một số bà con vừa mới được tập huấn về IUU ngày hôm qua, 5/1. Tàu của ông hiện vẫn còn đi trên biển và đã đi được 20 ngày từ trước ngày 1/1/2010.

Trước khi tàu đi, ông có nghe thông tin về việc sau sau ngày 1/1 ngư dân đi biển đánh bắt phải ghi nhật ký hải trình đánh bắt cá. Ông liền mua 2 cuốn vở học sinh bảo con ông tự ghi lấy nhật ký như báo đài nói. Hôm qua, sau buổi tập huấn, ông đã được phát sổ ghi nhật ký. Và theo ông, việc ghi nhật ký hết sức đơn giản và dễ làm. Khi tàu ông cập bến, ông sẽ bảo con chép lại những gì đã ghi vào sổ nhật ký chính thức.

Khác với ông Hi, nhiều chủ tàu tỏ ra lo lắng vì tàu đã đi trước ngày 1/1, dĩ nhiên là không có sổ nhật ký, không biết rồi cá mang về có bán được không.

GIÁ CÁ NGỪ GIẢM MẠNH DO IUU?

Đó là phản ảnh của ông Trần Văn Đạt là chủ tàu đánh bắt xa bờ KH 96635, Hội trưởng Chi hội Cá ngừ đại dương Hòn Rớ. Ông cho hay, những ngày này có một số tàu đánh bắt cá ngừ đại dương cập bến nhưng không hiểu lý do gì mà các DN chưa đến thu mua cá. Hiện nay mới chỉ có mỗi một chủ vựa tư nhân thu mua cá ngừ đại dương. Những chiếc tàu đầu tiên còn bán được với giá 135 – 138.000 đồng/kg. Nhưng sau đó, giá cá ngừ đại dương đột ngột giảm xuống chỉ còn 100 – 110.000 đồng/kg mặc dù hiện nay vẫn chưa là chính vụ.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Trong tình hình hiện nay rất cần sự liên kết hết sức chặt chẽ của “chuỗi” DN chế biến xuất khẩu + chủ nậu vựa + chủ tàu thuyền. Phải thực sự chia sẻ với nhau cả lợi nhuận lẫn rủi ro thì mới có thể SX bền vững. Việc áp dụng IUU trước mắt có thể gây nên những khó khăn nhất thời nhưng là một cơ hội để bảo vệ tài nguyên biển và nguồn lợi thủy sản. Đồng thời cũng là thời cơ lớn tổ chức lại SX.

Trong khi đó chi phí một chuyến đi biển khoảng 35 ngày phải từ 130 – 150 triệu đồng do giá đầu vào quá cao. Với giá cá này, ngư dân cầm chắc lỗ vốn nhưng chẳng còn sự lựa chọn nào khác . Rất lo lắng, ông Đạt nói: Chỉ vài ngày nữa tàu tôi sẽ cập bến, hiện giờ tôi vẫn chưa tìm ra “mối” mua cá, cứ đà này chắc là lại lỗ thôi.

VÙNG NÀO LÀ VÙNG CẤM?

25 năm làm nghề biển, 20 năm làm thuyền trưởng, nhưng ông Cao Văn Thơ, chủ 2 tàu đánh bắt xa bờ chuyên câu cá ngừ đại dương lại cho rằng ông chưa hề biết đến bản đồ đi biển. Ông còn nói, nhiều năm rồi ông dựa vào kinh nghiệm để vẽ bản đồ đi biển bán cho nhiều người khác. Vì vậy, tất cả kinh nghiệm về kinh độ, vĩ độ, vùng biển nào thuộc Việt Nam, đi đến đâu bị bắt đều do thực tế từng ấy năm mà có. Vì vậy khi ghi nhật ký, kinh độ nào, vĩ độ nào quả là rất khó đối với ông và những ngư dân như ông.

Ý kiến này của ông Thơ chúng tôi cũng đã được nghe nhiều từ những buổi tập huấn cho ngư dân do ngành nông nghiệp tổ chức thời gian gần đây. Họ đều có chung một đề đạt là cần phải phát cho ngư dân bản đồ đi biển, chỉ cho họ biết cụ thể vùng nào là vùng cấm, vùng nào vi phạm lãnh thổ nước bạn để còn chủ động tránh và ghi vào nhật ký cho chính xác…Nhân được gặp Thứ trưởng Vũ Văn Tám, nhiều ngư dân còn đề đạt những nguyện vọng “lạc đề” khác cũng không kém phần bức xúc như: bất cập trong chuyện hỗ trợ xăng dầu, kiểm định chất lượng cá ngừ đại dương, ngư dân thường xuyên bị ép giá, khó khăn vay vốn vay ưu đãi…

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm